Tục cúng Cá không đầu ở Hoằng Liệt

14/06/2017 14:16

Tục cúng Cá không đầu ở Hoằng Liệt

Chép, mè, trôi, trắm,

Rô, riếc, chuối, trê

He, hẻo, kình, nghê

Chim, thu, nụ, đé

Cá song, cá bể

Cá giộc, cá đồng

Cá bà, cá ông

Cá rồng, cá kiếm…

Cá nào mà chả có đầu!

Thế mà ở phường Hoằng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội ngày nay lại có “Cá không đầu!”.

Đây là cá lễ - làm lễ cúng tế Thủy thần, Thần Nước, Thần Rồng ở vùng đầm thiêng gọi là Linh Đàm hay Long Đàm.

Những con cá to đánh bắt từ ao làng đều phải chặt bỏ đầu, để cả con làm thành hai món cá lễ không đầu: Món cá hấp và món cá nấu giấm bỗng nghệ vàng.

Tục cúng Cá không đầu là cúng Thủy thần hay Thần Chằm Lãn Đàm được phong Thượng đẳng thần Bảo Ninh Vương làm Thành Hoàng chung của cả năm làng: Đầm (Đại Từ), Linh Đàm, Miếu Gàn Bằng Liệt, Tựu Liệt, Tứ Kỳ Pháp Vân.

Tương truyền Thủy thần là con vua Thủy tề lại là học trò của thầy Chu Văn An. Một năm trong vùng gặp đại hạn, trò vâng lời thầy, vẩy mực làm mưa giúp dân chống hạn nên bị sét đánh cụt đầu. Sau đó, trên mặt hồ Linh Đàm bỗng nổi lên một xác thuồng luồng không đầu đang trôi ra sông Tô Lịch qua làng Bằng Liệt, làng Thanh Liệt đến giáp Cầu Bươu làng Hữu Thanh Oai, làng Lê Xá thì dừng lại. Thầy Chu Văn An cùng các học trò và dân năm xã bảy thôn khóc thương làm lễ an tang và xây miếu thờ gọi là Miếu Học trò bên một gò đất gọi là Mả Thuồng luồng. Từ đấy dân năm xã thờ chung một Thành hoàng Bảo Ninh Vương, hàng năm mở hội rước Thần chung vào ngày mồng Mười tháng Hai ta. Đặc biệt lễ vật cúng Ngài phải có cá, mà có phải bỏ đầu và để nguyên hình con cá để tưởng niệm sự hy sinh vì dân của Ngài.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Tục cúng Cá không đầu ở Hoằng Liệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO