Sự kiện & Bình luận

Tuần lễ mận - nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh thành phố 2023 tại Hà Nội

KT 14:43 02/06/2023

Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023 thu hút sự tham gia của 30 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản an toàn và đặc trưng có thế mạnh của tỉnh Sơn La.

222-1685664902.jpeg
Người tiêu dùng mua sắm nông sản, trái cây tại Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023 (ảnh: thuonghieucongluan.com.vn)

Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (Hà Nội), dưới sự chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Sơn La, Trung Tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La đã phối hợp cùng Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023.

Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Sơn La Nguyễn Hữu Đông; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, MTTQ Việt Nam, các tỉnh, thành phố Sơn La, Hà Nội...

Sự kiện sẽ kéo dài liên tục đến hết ngày 5/6/2023, thu hút sự tham gia của 30 gian hàng trưng bày, giới thiệu và trưng bày các sản sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản an toàn và đặc trưng có thế mạnh của tỉnh Sơn La: Mận, Xoài, chè, nhãn, bơ, na, thanh long, mít, ổi, các loại rau và các sản phẩm chế biến như: Chè, cà phê, hoa quả sấy, miến dong…

Đây là sự kiện quan trọng, cơ hội tốt đưa sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn của tỉnh Sơn La vào thị trường Thủ đô và các tỉnh, thành khác. Từ đó, kết nối với các thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo động lực đột phá trong tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

Cũng tại Lễ khai mạc sự kiện đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận tiêu thụ nông sản của Tập đoàn Central Retail Việt Nam với tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố. Lễ ký kết thoả thuận tiêu thụ nông sản của Tập đoàn Central Retail Việt Nam với các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố.

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, đây là một sự kiện quan trọng, cơ hội tốt đưa sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn của tỉnh vào thị trường Thủ đô và các tỉnh từ đó kết nối với các thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo đột phá trong tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

Sơn La trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích cây ăn quả các loại năm 2023 ước đạt 84.784 ha (tăng 2,14% so với năm 2022), sản lượng quả thu hoạch dự kiến đạt 451.779 tấn (tăng 28% so với năm 2022). 

Diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và đảm bảo các tiêu chuẩn tương đương ước đạt 5.917 ha; diện tích cà phê áp dụng 4C, UTZ: 16.542,9 ha. Sản lượng các sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 3.098 tấn/năm. Sản lượng mật ong sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác: 364 lít/năm. Tổng diện tích sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ: 8.217 ha.

Đặc biệt, mận hậu tỉnh Sơn La với diện tích 12.353 ha, sản lượng năm 2023 khoảng 89.837 tấn, thời vụ thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7. Nhãn hiệu “Mận Sơn La” đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ năm 2021. Một số sản phẩm mận chất lượng cao của Sơn La: Mận Pu Nhi (huyện Sông Mã), Mận Ruby (Nà Cang, huyện Mộc Châu), Mận Phiêng Khoài (huyện Yên Châu).

Năm 2023, dự kiến số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu đạt trên 18.700 tấn, với một số sản phẩm trái cây chủ yếu, như: 8.000 tấn xoài; 4.500 tấn nhãn; gần 4.500 tấn chuối; 1.000 tấn chanh leo...; Giá trị nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La quý I năm 2023 ước đạt 54,38 triệu USD. Số lượng quả phục vụ chế biến cho các nhà máy, cơ sở chế biến trong tỉnh ước tính khoảng 70 nghìn tấn, còn lại là tiêu thụ trong nước.

Nhãn hiệu "Mận Sơn La" đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ năm 2021. Một số sản phẩm mận chất lượng cao của Sơn La: Mận Pu Nhi (huyện Sông Mã), Mận Ruby (Nà Cang, huyện Mộc Châu), Mận Phiêng Khoài (huyện Yên Châu).

Đến nay, Sơn La trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích cây ăn quả các loại năm 2023 ước đạt 84.784 ha (tăng 2,14% so với năm 2022), sản lượng quả thu hoạch dự kiến đạt 451.779 tấn (tăng 28% so với năm 2022).

Bà Cao Xuân Thu Vân – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Nhiều năm qua, các cấp Hội Nông dân đã và đang tiếp tục đồng hành cùng với doanh nghiệp, Hợp tác xã hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy việc quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông sản của nông dân.

"Các hoạt động trên nhằm mục đích cho doanh nghiệp, Hợp tác xã, nông dân giới thiệu, mở rộng hợp tác và thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường hợp tác, liên kết giữa các vùng, miền trong cả nước và mở rộng thị trường quốc tế.

Và hôm nay 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và UBND tỉnh Sơn La tổ chức Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023" - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Cao Xuân Thu Vân nhấn mạnh.

Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023 sẽ kéo dài liên tục đến hết ngày 5/6/2023.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Tuần lễ mận - nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh thành phố 2023 tại Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO