Tuấn Hưng kể chuyện bị chữ “ngựa” bủa vây

Linh Anh/KTĐT| 20/09/2018 10:04

“Không chỉ tính cách ngông cuồng mà tôi bị gọi là “ngựa hoang” và rồi yêu thích ca khúc “Ngựa hoang”, đến cả lần làm liveshow kỷ niệm 20 ca hát lần này, tôi đi tìm địa điểm ở khắp nơi mà không ưng ý, cuối cùng lại trở về đúng Nhà thi đấu Quần Ngựa (Văn Cao)”, ca sĩ Tuấn Hưng chia sẻ với báo giới chiều 18/9.

Liveshow sắp tới của Tuấn Hưng (hôm 5/10) được gọi tên “Ngựa hoang”, một biệt danh mà nhiều năm nay khán giả và công chúng đặt cho chàng ca sĩ Hà Thành. Tuấn Hưng tự thú nhận mình vẫn là “ngựa hoang” đầy bản năng trong nghệ thuật, và cả trong cuộc sống.
Tuy nhiên, đến nay khi bước sang tuổi 40, mọi cách xử lý cố phần bớt ngông cuồng, bớt bản năng, Tuấn Hưng vẫn cho rằng sự ngẫu hứng trong nghệ thuật giúp anh nuôi dưỡng cảm xúc với âm nhạc. Điều đó tạo ra 1 Tuấn Hưng không giống bất kỳ ai trong suốt 20 năm qua, phiêu lãng, nam tính và có 1 vị trí riêng trong lòng công chúng. “Nhưng dù có thay đổi thế nào thì tôi vẫn không bớt được cái tính “thẳng như ruột ngựa” của mình” -Tuấn Hưng vui vẻ bông đùa.
Tuấn Hưng không nhớ 20 năm qua anh đã làm bao nhiêu liveshow, và hầu như liveshow nào cũng lỗ, với “Ngựa hoang” lần này cũng không ngoại trừ. “Đến giờ, chi phí của liveshow là do tôi bỏ ra, không có nhà tài trợ, nhưng như thế cũng thú vị, không chi phối cảm xúc của nghệ sĩ. Nếu có nhà tài trợ có khi đang hát cũng phải nghĩ đến cầm điện thoại “seo phi” để quảng cáo cho 1 hãng điện thoại nào đó” - cựu thành viên của nhóm Quả Dưa Hấu bày tỏ.
Dù lỗ nhưng Tuấn Hưng vẫn làm liveshow bởi vì theo quan niệm của anh, đời không lấy của ai hết cái gì. Có lần làm liveshow Đam mê lỗ 350 triệu nhưng ngay sau đó anh nhận được 3 sô diễn đi hát cho các bà chị dịp 8/3, vậy là hoàn phần lỗ.
Trong đêm kỷ niệm 20 năm ca hát bên bạn thân Tú Dưa, Lệ Quyên, Hạnh Sino. Chương trình còn có sự góp mặt của Khắc Việt, nhóm Oplus, ban nhạc Màu nước, DJ Hoàng Anh. Phí Linh đảm nhận vai trò MC.
Trong liveshow sẽ gồm 3 phần: Ở phần mở đầu khán giả sẽ gặp lại một Tuấn Hưng thuở mới vào nghề đầy ắp hoài bão và khát khao chinh phục với các ca khúc giúp cho tên tuổi Tuấn Hưng được biết đến như: Vũ điệu thần tiên, Tình yêu lung linh, Cầu vồng khuyết, Tìm lại bầu trời... Phần hai Tuấn Hưng tăng tốc với loạt hit từng khuấy đảo Vbiz một thời: Hối hận trong anh, Độc thoại, Tan, Nắm lấy tay anh... Ở phần ba khán giả sẽ chứng kiến một ngựa hoang đã thỏa sức vẫy vùng, thỏa sức sáng tạo ở: Đêm cô đơn, Không thể và có thể, Định mệnh, Chỉ còn một đêm cuối, Vẫn nhớ, Phải chia tay thôi...
Đêm nhạc bán vé online. Tuấn Hưng cho biết anh muốn phục vụ cả những khán giả không có điều kiện tới xem bằng việc phát sóng trực tiếp qua mạng, tường thuật thêm các cảnh hậu trường. Khu vực khán giả sẽ được anh sắp xếp theo dạng bàn tiệc. Người xem có thể ngồi hoặc đứng tùy hứng theo âm nhạc.
(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tuấn Hưng kể chuyện bị chữ “ngựa” bủa vây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO