Từ vụ chồng sát hại vợ trong bữa cơm: Vợ chồng còn làm điều này, mâu thuẫn nhỏ cũng thành bi kịch

Phương Thuận/GiadinhNet| 19/09/2019 07:36

Sự xuất hiện dồn dập án mạng trong gia đình, đối tượng phạm tội chính là những người thân trong một nhà với tính chất cuồng bạo đã gây bàng hoàng dư luận trong thời gian qua. Những mâu thuẫn nhỏ trong đời sống anh chị em, vợ chồng khi không hóa giải, dần sẽ tạo nên hố sâu làm rạn nứt tình cảm và khi ấy, chỉ một câu nói, một ánh nhìn, một hành động không vừa ý cũng có thể trở thành bi kịch.

Từ vụ chồng sát hại vợ trong bữa cơm: Vợ chồng còn làm điều này, mâu thuẫn nhỏ cũng thành bi kịch - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Án mạng thường xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ

Gần đây, sự xuất hiện dồn dập án mạng trong gia đình, trong đó đối tượng phạm tội chính là những người chồng đã đương tâm sát hại người vợ của mình như chồng giết vợ với tính chất cuồng bạo đã không khỏi gây bàng hoàng dư luận. Như tối ngày 16/9 vừa qua vụ việc một người chồng đã dùng dao đâm vợ ngay trong bữa tối ở phường La Khê, quận Hà Đông (Hà Nội) đã khiến nhiều người giật mình. Nạn nhân là chị N.T.H (SN 1981) đã bị đối tượng Nguyễn Hải Hà (SN 1977) đâm tử vong tại chỗ.

Bỏ trốn sau khi gây án, được vận động, đối tượng đã ra công an đầu thú. Nguyên nhân xác định là do trong bữa ăn, con xin tiền bố mẹ nhưng Hà không cho. Vợ chồng lời qua tiếng lại dẫn đến mâu thuẫn và trong cơn tức giận, người chồng đã vào bếp lấy dao tước đi mạng sống của vợ.

Theo những lời nhận xét của người dân địa phương thì đối tượng Hà có nhân thân rất tốt. Hai vợ chồng sống cũng hòa đồng, hạnh phúc. Nhiều người đặt ra câu hỏi không hiểu tại sao người chồng lại lỡ ra tay tàn ác với vợ như vậy.

Hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, những vụ việc chồng đương tâm ra tay cướp đi mạng sống của người vợ, thậm chí là cả con chỉ vì những mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình không phải hiếm. Các hành động mất tính người trong gia đình không chỉ nhiều về số lượng mà mức độ. Như một người cha không ngần ngại ném đứa con mới 1 tuổi xuống giếng chỉ vì giận vợ ở Nghệ An. Hay giận người chồng nói nhảm, vợ ném con gái 31 ngày tuổi xuống sông ở Sóc Trăng…

TS Ngô Thị Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) cho rằng, đa phần các vụ án mạng liên quan đến nguyên nhân mâu thuẫn gia đình là những hành động bộc phát không có chủ ý trước. Bắt nguồn từ những mâu thuẫn nhỏ nhưng những người trong cuộc thiếu kiềm chế mà gây ra. Cũng có những vụ án giữa các cặp vợ chồng, nguyên nhân âm ỉ từ lâu, khi ra tay với đối phương hết sức tàn độc tạo ra những tấn bi kịch đau lòng.

Thường mâu thuẫn diễn ra ở mỗi gia đình ban đầu chỉ là những xích mích rất nhỏ, nhưng nếu không có hiểu biết, có lòng bao dung và kĩ năng xử lí thì mâu thuẫn đó lại dễ dẫn tới cao trào. Và thực tế như trên, nhiều mâu thuẫn nhỏ không được giải quyết nên mới để lại hậu quả đáng tiếc như vậy.

"Đổ thêm dầu vào lửa" với những điều tệ hại này

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cũng cho hay, ở trong đời sống vợ chồng không thể luôn trọn vẹn, khó tránh những lúc bất hòa. Một khi tình yêu và niềm tin của vợ chồng dành cho nhau không đủ lớn rất dễ dẫn tới mâu thuẫn. Hơn nữa, ai cũng có cái tôi. Cái tôi của vợ và chồng quá lớn, không làm chủ được mình khi mâu thuẫn, ai cũng muốn thể hiện mình sẽ đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm. Và ở trong phút nóng giận nào đó, chỉ thiếu đi sự kiềm chế, thiếu kĩ năng giải quyết xung đột rất dễ gây ra tội ác, nhất là khi có sử dụng các chất kích thích.

Hiếm có vợ hay chồng nào lên kế hoạch sát hại người "đầu gối tay ấp" của mình. Đa phần vụ án mạng xảy ra do mâu thuẫn vợ chồng là thường không có động cơ từ trước. Trong một thời khắc nhất định của mâu thuẫn, vợ hay chồng không kiềm chế được cơn nóng giận thường có tâm lý tìm những động cơ và nơi để trút bực dọc. Lúc này, đối phương chỉ cần có một lời nói, cử chỉ khó coi sẽ như "đổ thêm dầu vào lửa" dù trước đó có yêu thương nhau đến mấy. Mâu thuẫn nhỏ cũng sẽ thành tấn bi kịch.

Bởi vậy, khi vợ chồng đang căng thẳng với nhau tột độ, dù có liên quan hoặc không liên quan tới câu chuyện cũng chủ động nói ít đi một chút. Học cách biết lắng nghe đã giảm được 50% mâu thuẫn của cuộc chiến. Đối phương khi cảm thấy mình được lắng nghe nghĩa là được tôn trọng ý kiến sẽ dễ dàng tiếp thu lời đối đáp lại từ phía bạn.

Còn khi đã quá căng thẳng, một trong hai có thể đi ra ngoài rồi sau đó bình tĩnh thì nói chuyện rõ ràng với nhau. Khi cả hai cùng lắng nghe nhau sẽ hiểu nhanh chóng được vấn đề tìm ra phương án giải quyết tốt nhất. Ngược lại, thái độ coi thường, ngắt lời giữa chừng sẽ chỉ làm cho sự ức chế tăng lên mà thôi. Chắc hẳn, khi các cặp vợ chồng khi có một thời gian sống chung với nhau, ít nhiều sẽ hiểu được tính cách đối phương để dung hòa.

Các chuyên gia cũng cho rằng, sai lầm mà nhiều cặp vợ chồng khi mâu thuẫn cũng mắc phải là lôi kéo người khác vào cuộc, thường là bố mẹ đôi bên. Các bậc phụ huynh lớn tuổi ít khi tâm lý mà ích kỷ nhiều hơn. Dù có nguyên nhân vì sao họ vẫn đứng về phía con ruột của mình, ngược lại có cái nhìn khắt khe hơn với con dâu hay con rể.

Ngoài ra, trong lúc cãi vã, tránh nhắc lại lỗi lầm cũ, bới móc những khuyết điểm của đối phương, chì chiết nhau. Mỗi người đặt quyền lợi của gia đình lên trên quyền lợi của cá nhân, hãy nghĩ đến những đứa con.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, diễn ra buổi sơ duyệt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm. Vở chèo đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ. Buổi công diễn chính thức sẽ diễn ra vào ngày 24/5 tới đây.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ vụ chồng sát hại vợ trong bữa cơm: Vợ chồng còn làm điều này, mâu thuẫn nhỏ cũng thành bi kịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO