Truyền thống hiếu học qua những tác phẩm mỹ thuật

Thụy Phương| 31/08/2022 14:20

Kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh 2/9/1945 - 2/9/2022 và chào đón ngày khai trường, từ ngày 31/8 đến 11/9/2022, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra triển lãm Truyền thống hiếu học.

Triển lãm giới thiệu tới công chúng 50 tác phẩm của 44 tác giả được sáng tác từ những năm sau 1945 cho đến những năm gần đây. Các tác phẩm được thể hiện trên các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, màu nước, thạch cao, gang, trong đó nhiều tác phẩm lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng.
Truyền thống hiếu học qua những tác phẩm mỹ thuật

Triển lãm thu hút công chúng nhiều thế hệ.

 Đến với triển lãm, công chúng được trở lại với những lớp học bình dân một thời qua các tác phẩm nghệ thuật vô cùng chân thực, sinh động như“Lớp trung học đầu tiên (Diệp Minh Châu), “Lớp học bình dân làng Bền (Trần Văn Cẩn), “Bủ Đường biết đọc(Tô Ngọc Vân), “Đi học bình dân (Lê Công Thành)…Đó là những lớp học được ra đời từ những năm 1945 khi mà phong trào Bình dân học vụ với mục tiêu diệt giặc dốt, chống nạn mù chữ được lan tỏa khắp các địa phương trên cả nước. Theo các ngả đường, những nghệ sĩ thế hệ mỹ thuật Đông Dương đã ghi chép, ký họa hình ảnh chân thực và sống động về giai đoạn lịch sử này.

Truyền thống hiếu học qua những tác phẩm mỹ thuật

Lớp trung học đầu tiên - tranh của họa sĩ Diệp Minh Châu.

Trong những năm chiến tranh tàn khốc, mặc dù trường học phải sơ tán, thậm chí học dưới hầm, nhưng việc học luôn được quan tâm và triển khai rộng khắp. Điều đó cũng đã được khắc họa rõ nét trong các tác phẩm“Lớp học miền núi(Hoàng Đạo Khánh), “Lớp 5 dưới lòng đất (Ngô Tôn Đệ), “Lớp học bổ túc ở Tây Nguyên (Nguyễn Thế Vinh), “Giờ học văn hóa nữ du kích Củ Chi (Đào Hữu Phước), “Giúp đỡ bạn (Đào Văn Can), “Đi học đêm (Nguyễn Thế Minh)…Khi đất nước hòa bình, thống nhất, học tập được mở rộng, không chỉ là việc học chữ trên ghế nhà trường, mà còn là sự trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp, trao truyền tri thức, kỹ năng của thế hệ trước và sau… tất cả được thể hiện sinh động qua bút pháp của các thế hệ họa sĩ.

Truyền thống hiếu học qua những tác phẩm mỹ thuật

Lớp trung học đầu tiên - tranh của họa sĩ Diệp Minh Châu.

   Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hi vọng qua triển lãm sẽ khơi dậy niềm tự hào về truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc, từ đó động viên thế hệ trẻ tiếp nối cha ông học tập, rèn luyện, phấn đấu để trở thành chủ nhân tương lai đích thực của đất nước.

(0) Bình luận
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Truyền thống hiếu học qua những tác phẩm mỹ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO