Sự kiện & Bình luận

Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn mới về sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính trị - xã hội

Trung Kiên 09:50 06/06/2025

Thực hiện Kết luận số 160-KL/TW ngày 31/5/2025 của Bộ Chính trị, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn bổ sung một số nội dung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Tổ chức Chính trị - xã hội, các Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp tỉnh, cấp xã).

Về việc ban hành các văn bản kết thúc hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

Theo đó, đối với cấp tỉnh, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về việc sáp nhập các tỉnh, thành phố, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ chủ động ban hành quyết định kết thúc hoạt động đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập (cấp tỉnh không phải thực hiện thủ tục trình về Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam).

mttq.jpg
Đồng chí Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội chúc mừng Phân ban Ni giới Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, dương lịch 2025.

Đối với cấp huyện, khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định kết thúc hoạt động của cấp huyện, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố chủ động ban hành quyết định kết thúc hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam của cấp huyện.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng hướng dẫn đối với cấp xã, căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền quyết định kết thúc hoạt động của xã, phường, thị trấn, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh chủ động ban hành quyết định kết thúc hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã thuộc diện sắp xếp, sáp nhập (cấp xã không phải thực hiện thủ tục trình hồ sơ về cấp tỉnh). Lưu ý, đối với những đơn vị sáp nhập, Hồ sơ, tài liệu của cấp xã chuyển về xã mới, của cấp huyện chuyển về tỉnh, thành phố mới.

Về việc thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Đối với cấp tỉnh các tỉnh, thành phố không thuộc diện sáp nhập, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh gửi hồ sơ hiệp y đề nghị công nhận danh sách Ban Thường trực (theo mô hình tổ chức bộ máy mới) về Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam theo quy định.

Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập, ngay sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh/thành ủy của đơn vị hành chính mới có văn bản hiệp y gửi Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị thành lập Ủy ban, công nhận Ủy viên Ủy ban và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh của đơn vị hành chính mới.

Đối với cấp xã, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp tỉnh ban hành quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã; Công nhận danh sách Ủy viên Ủy ban, danh sách Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã (Chủ tịch, Phó Chủ tịch). Hồ sơ đề nghị thực hiện tương tự như cấp tỉnh. Đối với các tổ chức (Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh) thực hiện việc kết thúc hoạt động, công nhận tổ chức, nhân sự theo mô hình hành chính mới tương tự như của MTTQ Việt Nam.

Về sắp xếp, hợp nhất cơ quan tham mưu giúp việc Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội theo mô hình mới

Đối với cấp tỉnh, thực hiện theo Hướng dẫn số 31-HD/BTCTW ngày 23/4/2025 của Ban Tổ chức Trung ương, đồng thời lưu ý việc sắp xếp, hợp nhất các cơ quan tham mưu giúp việc Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội phải bám sát định hướng sắp xếp theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, bảo đảm sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy các cơ quan tỉnh.

Ban Thường trực ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan đảm bảo nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ kết quả, rõ mối quan hệ công tác; quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng ban, đơn vị trong cơ quan; những nhiệm vụ có tính chất chung, tương đồng của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội chuyển về ban tham mưu, giúp việc chung của cơ quan; những việc có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ riêng theo đối tượng do ban tham mưu đặc thù của các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện.

Về biên chế: biên chế của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam (theo mô hình mới) được lấy từ biên chế hiện có của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam và cơ quan các tổ chức chính trị - xã hội (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác, nghỉ việc). Thực hiện sắp xếp, phân bổ biên chế trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và vị trí việc làm. Quá trình phân bổ biên chế, ưu tiên bố trí cho những ban, đơn vị có nhiệm vụ quan trọng, lĩnh vực mới.

Việc sắp xếp cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan thực hiện người đi theo việc, đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển; đảm bảo cơ quan đi vào hoạt động ngay, không để khoảng trống về thời gian, ngắt quãng nhiệm vụ. Sắp xếp lãnh đạo quản lý thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ. Về quản lý tài sản, tài chính của cơ quan: Ban Thường trực chỉ đạo rà soát, sắp xếp cơ quan tham mưu giúp làm việc cho phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy sau thực hiện hợp nhất; thực hiện chế độ bàn giao, quản lý tài chính, tài sản theo quy định chung của pháp luật và cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

Đối với các tỉnh thuộc diện sắp xếp, các loại quỹ của Ban Cứu trợ, Ban vận động được tổng hợp, bàn giao nguyên trạng về Ban vận động, Ban cứu trợ cấp tỉnh mới (sau khi sắp xếp); đối với các loại quỹ của Ban Vận động, Ban cứu trợ cấp huyện được bàn giao nguyên trạng về Ban vận động cấp tỉnh trước khi kết thúc hoạt động. Ngay sau khi tổ chức bộ máy đi vào hoạt động, Ban Thường trực triển khai xây dựng bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo mô hình tổ chức bộ máy mới.

Đối với cấp xã, thực hiện theo Hướng dẫn số 31 của Ban Tổ chức Trung ương và tùy điều kiện cụ thể của địa phương, Ban Thường vụ Đảng ủy cấp xã ban hành quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã (bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội), đồng thời chú ý với các xã thuộc diện sáp nhập, việc ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy thực hiện sau khi có quyết định của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam về thành lập Ủy ban và công nhận Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã. Ban Thường trực ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan đảm bảo nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ kết quả, rõ mối quan hệ công tác, hướng mạnh hoạt động về cơ sở địa bàn dân cư. Việc bố trí biên chế, sắp xếp cán bộ thực hiện theo Hướng dẫn số 31.

Về cấp phó của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sau khi Ban Thường vụ tỉnh/thành ủy quyết định nhân sự Chủ tịch Công đoàn, Chủ tịch Hội Liên Hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí minh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh theo mô hình mới; số Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam cấp tỉnh gồm: Chủ tịch (nếu có), Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam của các tỉnh trước khi thực hiện sáp nhập và Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị hành chính mới.

le-kim-anh(1).jpg
Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh tặng quà các bác Đại đội nữ lái xe Trường Sơn trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hiện nay Ban Tổ chức Trung ương lấy ý kiến về dự thảo Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp xã theo mô hình mới (thay thế Quyết định 212-QĐ/TW ngày 30/12/2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện), theo đó đã có dự kiến số lượng cấp Phó của MTTQ cấp tỉnh, cấp xã.

Khi các địa phương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền 2 cấp, số lượng Phó Chủ tịch của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (ở những nơi sáp nhập) so với số lượng cấp phó dự kiến sau này là rất lớn. Do đó MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cần chủ động đề xuất với Ban Thường vụ tỉnh/thành ủy bố trí, sắp xếp cho phù hợp./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội tăng cường tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cho học viên
    Từ ngày 15/7 đến 31/7, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) sẽ tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cho khoảng 2.000 - 3.000 học viên/ngày.
  • Kết nối công nghệ – Kiến tạo tương lai sản xuất thông minh tại Việt Nam
    Với sự tham gia của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, Diễn đàn Sản xuất thông minh Việt Nam 2025 nhấn mạnh vai trò tiên phong của ngành điện tử, bán dẫn trong ứng dụng công nghệ 4.0, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững theo định hướng Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
  • Diễn đàn nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ
    Sáng 16/7, Diễn đàn Nhân lực ngành Ngân hàng trước làn sóng công nghệ với chủ đề “Ngân hàng thời đại số: Đổi mới mô hình và tái cấu trúc nhân lực” do Tạp chí Một Thế Giới tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy chủ trì Diễn đàn.
  • Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam
    Ngày 15/7, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Diễn đàn khoa học với chủ đề 'Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045'.
  • 11 nhiệm vụ, giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên năm 2025
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết số 205/NQ-CP về “Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương”. Nghị quyết đặt ra 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để năm 2025 nước ta hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên.
  • Mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới
    Sáng 11/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2025 và công bố Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2025 của UNFPA.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cha tôi – người tuyệt vời nhất
    Với tôi, cha là người tuyệt vời nhất, là số một. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong được làm con gái của cha – một người cha mà suốt cuộc đời tôi luôn ngưỡng mộ, yêu thương và biết ơn.
  • Những kiêng kị trong lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Văn hóa là tinh túy, cốt lõi để Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc
    Thành phố Hà Nội đang chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, nơi hội tụ và lan tỏa giá trị văn hóa của cả nước. Để phát triển bền vững, Hà Nội không chỉ phải vươn lên, phải hướng tới cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và quốc tế mà đồng thời vẫn phải giữ được bản sắc văn hiến Thăng Long.
  • [Infographic] Khuyến cáo việc nên làm và không nên làm trong bão số 3 - WIPHA
    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, đến 13 giờ ngày 21/7, Bão số 3 (bão WIPHA) cách Quảng Ninh khoảng 120km, cách Hải Phòng khoảng 260km về phía Đông, cách Hưng Yên khoảng 280km, cách Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc, sức gió mạnh nhất cấp 9 -10 (75-102 km/h), giật cấp 12. Đối với Thủ đô Hà Nội, UBND Thành phố đã ban hành các Công điện về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân các việc cần làm, không nên làm trong bão WIPHA để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản... của nhân dân.
  • Phó Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI
    Sáng 21/7, tại Phủ Chủ tịch, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn mới về sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính trị - xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO