Văn hóa – Di sản

Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc

Văn Thiện 19:19 23/11/2024

Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.

z6058714206045c15df157715bc8cbd45e8642e6ef36c6-1732269857833192904127.jpg
Đại biểu tham quan trưng bày chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc. (ảnh: toquoc.vn)

Ngày 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc”.

Với 2 không gian: Văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc, trưng bày giới thiệu hơn 700 tài liệu, hiện vật với nhiều loại hình và chất liệu.

Trong đó, chủ yếu là nhóm hiện vật thuộc văn hóa Đông Sơn có niên đại cách đây 2.500 - 2.000 năm, các sưu tập cổ vật từ thời vua Hùng dựng nước tới thế kỷ XIX.

Nền văn hóa này là cơ sở vật chất cho việc hình thành nhà nước đầu tiên thời đại các Vua Hùng nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, là nền tảng cho sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ cũng như văn minh Đại Việt sau này.

Vĩnh Phúc có hơn 24 di tích, địa điểm khảo cổ học thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun - hay còn gọi là thời Tiền Đông Sơn được phát hiện, tiêu biểu là các di tích Nghĩa Lập, Lũng Hòa (huyện Vĩnh Tường), Gò Hội (huyện Sông Lô), Đồng Đậu (huyện Yên Lạc)...; có 12 di tích, địa điểm khảo cổ học thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn, tiêu biểu là các di tích Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc), Gò Cóm, Xuân Lôi (huyện Lập Thạch) Đạo Trù, Minh Quang (huyện Tam Đảo)... với các di vật quý hiếm như trống đồng Đạo Trù, trống đồng Minh Quang, trống chậu Nguyệt Đức...

Những di tích, cùng với số lượng di vật đã phát hiện và nghiên cứu là minh chứng sinh động cho nguồn gốc văn hóa bản địa từ văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu, - Gò Mun đến Đông Sơn, đồng thời khẳng định trong quá trình chiếm lĩnh, khai phá từ miền núi phía Bắc xuống đồng bằng châu thổ Bắc bộ, người Việt cổ đã dừng chân và định cư lâu dài tại vùng đất Vĩnh Phúc từ 4.000 - 2.000 năm cách ngày nay.

Đây là bước tạo nền cơ bản, tiền đề cho không gian di sản văn hoá Vĩnh Phúc kết tinh, bồi đắp và toả sáng trong lòng di sản văn hoá dân tộc, với sự đa dạng, phong phú của gần 1500 di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng. Trong đó có 4 di tích, cụm di tích cấp quốc gia đặc biệt; 62 di tích cấp quốc gia, 465 di tích cấp tỉnh; 1 bảo vật quốc gia, hàng ngàn cổ vật, di vật, hiện vật được kiểm kê, lập hộ chiếu khoa học đang được lưu giữ và phát huy giá trị tại Bảo tàng tỉnh, các di tích, nhà truyền thống, các nhà sưu tập trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó là sự phong phú, đa dạng, muôn hình muôn vẻ của 571 di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có 3 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại, 6 di sản được ghi danh mục văn hoá phi vật thể quốc gia.

Trong khuôn khổ trưng bày, hơn 100 học sinh đến từ Trường THPT Trần Phú được tham gia trải nghiệm nghề truyền thống mây tre đan Triệu Xá, xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch; nghề Gốm Hương Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên.

Bảo tàng tỉnh mở cửa trưng bày vào tất cả các ngày trong tuần, bắt đầu từ ngày 22/11./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
  • Phường Xuân La (Tây Hồ) đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”
    Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 – 23/11/2024), ngày 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO