Trưng bày tư liệu về những quán bar, câu lạc bộ đầu tiên ở Hà Nội

KTĐT| 09/10/2021 08:16

Với mong muốn biến Hồ Gươm và vùng phụ cận trở thành một trung tâm văn hoá, chính trị, tín ngưỡng, thương nghiệp, dịch vụ và giải trí của Hà Nội, chính quyền Pháp đã xây dựng những dinh thự, cơ quan hành chính, công sở ở Hồ Gươm. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng, cửa hiệu mọc lên xung quanh Hồ, các phố Tây được hình thành. Các trung tâm vui chơi giải trí kiểu Âu ra đời như: Nhà hát lớn Hà Nội, câu lạc bộ, quán bar, bể bơi.

Tiếp nhận văn hoá mới
Từ năm 1884, Hồ Gươm trở thành trung tâm trong công cuộc quy hoạch TP Hà Nội. Chính quyền Pháp cho mở một con phố nối khu Nhượng địa với Trường Thi và Hoàng Thành cũ. Hệ thống phố đầu tiên của Hà Nội được hình thành từ các tuyến đường đan xen quanh Hồ Gươm.
Điểm nhấn đặc biệt là dự án đại lộ quanh hồ - một tuyến phố đi bộ đầu tiên được hình thành từ năm 1884, đến năm 1893 mới hoàn thành. Phía Đông Hồ Gươm, người Pháp tập trung xây dựng các cơ quan hành chính, chính trị của chính quyền như: Toà Đốc Lý, Phủ thống xứ Bắc Kỳ, bưu điện, ngân hàng.

Sau khi người Pháp hoàn thiện việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Hồ Gươm đã trở thành một trung tâm hành chính, tín ngưỡng, thương nghiệp, dịch vụ, giải trí, văn hoá của Hà Nội. Quang cảnh Hồ Gươm đã có nhiều đổi khác, việc khai thác mặt hồ phục vụ mục đích du ngoạn bắt đầu được chú trọng. Với các hoạt động thể thao mới lạ và sôi động như đua thuyền, đạp xe.

Bà Nguyễn Thị Hương Liên (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Bên ven hồ có những quán giải khát nhỏ nhưng rất đẹp. Quán thường có 1 cái lọng treo đồ và 2 chiếc bàn bán nước chanh, nước dừa, kẹo lạc, bánh đậu xanh”.
Đặc biệt với sự xuất hiện của nhà Thuỷ Tạ, dịch vụ giải trí của người dân Hà Nội ngày càng trở nên đa dạng như nghe nhạc, đi bar, nhảy đầm. Cùng với đó, các rạp chiếu phim cũng ra đời, mà theo cách gọi dân gian của người Hà Nội là rạp chớp bóng.

Đời sống vật chất, tinh thần của người Hà Nội dần pha trộn yếu tố Tây hoá. Từ khẩu vị ẩm thực (bánh mì, nước đá, cà phê, bia…) đến gu thưởng thức nghệ thuật có nhiều thay đổi. Những rạp chiếu bóng, quán cà phê mọc lên ngày càng nhiều, nẳm rải rác từ bến xe điện đến nhà Khai trí Tiến Đức. Xe điện đã trở thành phương tiện phổ biến và quen thuộc với người dân, hành khác chủ yếu là người buốn bán. Tầng lớp trung lưu, thanh niên thành thị thường chọn dạo chơi quanh bờ Hồ. Còn giới thượng lưu, tri thức thì chọn các tiệm cà phê hoặc đi nghe nhạc, khiêu vũ tại nhà Thuỷ Tạ.

Bà Nguyễn Thị Hương Liên (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Ngày xưa, ở nơi công cộng như vườn hoa, hồ Hoàn Kiếm có những cái ô tô hòm, phim hòm. Chúng có hình dạng như một cái vali có những cái lỗ trẻ con ghé mắt vào thì ông chủ quay để hiện ra phim. Ông ấy rất giỏi, không cần nhìm vào phim mà thuyết minh bằng miệng. Có những phim như: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, vịt Donal, phim cao bồi. Trẻ con trả 1 xu để ghé mắt vào xem, hết thì đứng dậy ra cho đứa khác vào, nếu có tiền thì lại đưa xu nữa để xem tiếp”.

Người Pháp cũng cho xây dựng những ky ốt bán hoa tươi để duy trì thói quen cắm hoa trong nhà. Các phố Tràng Tiền, Hàng Khay trở thành một trục thương nghiệp, dịch vụ sầm uất. “Những yếu tố của một chế độ xã hội mới, nền kinh tế mới phát triển, cộng với yếu tố cộng đồng người Châu Âu có mặt thì rất nhiều vấn đề của nhu cầu đời sống được du nhập. Đồng thời, từ đó có những sức mạnh văn hoá loan toả, một phần cư dân Hà Nội đã tiếp thu, tạo ra văn hoá đô thị hiện địa. Tôi cho rằng, đó chính là cốt cách của người Hà Nội ngày nay chúng ta kế thừa. Hà Nội được tích hợp 2 yếu tố, yếu tố cũ là nền văn hiến ngàn năm, thứ 2 là cái mới tiếp cận từ văn minh phương Tây nói chung và Pháp nói riêng” – ông Dương Trung Quốc chia sẻ.
Người Hà Nội đấu tranh giữ di tích
Tuy nhiên, trong công cuộc quy hoạch của người Pháp, chùa Báo Ân, đền Bà Kiệu và những công trình ven hồ đã không còn nguyên vẹn. Việc phá huỷ này đã tạo nên làn sóng bức xúc, không chỉ đối với người dân Hà Nội mà cả với một số quan chức Pháp.
Ông Nguyễn Lập Sơn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Không có sự đổi mới nào không có sự mất mát cả, có điều người ta chọn mất mát nào để ít tổn hại nhất. Khi người Pháp quy hoạch, họ phá một số công trình di tích lịch sử, rõ ràng đó là tổn thất với người Hà Nội thời ấy, và người ta sẽ cảm thấy mất mát ấy rất lớn. Tôi đồng cảm với tư duy của người Hà Nội thời ấy”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Người Pháp có khi dại dột dựng một bức tượng nữ thần tự do và bị phản ứng không chỉ của người Việt mà cả người Pháp. Bởi, người Pháp trong dòng máu họ cũng là một nền văn minh”.

Trước tình hình đó, Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị đình về việc bảo tồn các công trình lịch sử của TP Hà Nội. “Người dân Hà Nội vẫn có ý thức tự tôn. Mình vốn là một Kinh đô của một quốc gia ngàn năm văn hiến. Trong hoàn cảnh mất nước, bị đô hộ, người ta vẫn thể hiện được lòng tự trọng ấy. Chính điều đó đã góp phần gìn giữ được khá nhiều di tích ở lại” – ông Dương Trung Quốc cho hay.
Cụm công trình trên đảo Ngọc Sơn may mắn còn được bảo tồn nguyên vẹn và được xếp hạng trong danh sách những công trình lịch sử Bắc Kỳ. “Sức sống của một đô thị, kinh đô xưa nương tựa vào đó và phát huy mạnh mẽ. Từ đó tạo nên Hà Nội ngay trong lòng ngay trong lòng chế độ thuộc địa và trở thành một Thủ đô tương xứng với một trung tâm chính trị, văn hoá mang tính dân tộc của Việt Nam” – nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ.

“Khi xây dựng khu phố Tây nối với phố cổ, nếu nối trực tiếp thì sự khác biệt rất rõ. Nhưng nhờ có Hồ Gơm với một không gian rộng rãi với nước, cây xanh thì sự chuyển biến giữa phố cổ và phố Tây rất hài hoà, sự khác biệt không nhìn thấy” - Ông Nguyễn Lập Sơn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay.

Đến nay, cụm di tích đó vẫn hiện diện như một biểu tượng thiêng liêng của Hà Nội. Trải qua thời gian, nhiều công trình Pháp quanh hồ giờ đây đã trở thành một phần di sản của TP. Thật hiếm có địa danh nào ở Hà Nội lại cộng hưởng, giao thoa nhiều nét văn hoá như Hồ Gươm. Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, nơi đây vẫn luôn đóng vai trò là trung tâm, chứng kiến và tiếp nhận những thăng trầm lịch sử, gạch nối cho quá khứ và hiện tại giữa những đổi thay của thời cuộc và giá trị truyền thống vẹn nguyên. 
Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2021), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hồ Gươm, giao lộ Đông – Tây”. Với tổng số hơn 100 tài liệu, tư liệu, hình ảnh, bản vẽ trưng bày, triển lãm sẽ bắt đầu từ ngày 8/10/2021 tại website http://archives.org.vn và fanpage https://facebook.com/luutruquocgia1.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày tư liệu về những quán bar, câu lạc bộ đầu tiên ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO