Đời sống văn hóa

Trưng bày chuyên đề "Thang âm cuộc chiến" kỷ niệm 51 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

Hải Đô 19:56 06/12/2023

Sáng 6-12, tại Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Thang âm cuộc chiến”, nhân kỷ niệm 51 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (12-1972/12-2023); 50 năm trao trả phi công Mỹ (1973 - 2023).

hoa-lo-1.jpg
Hình ảnh Hà Nội bị bom Mỹ tàn phá cuối năm 1972 được giới thiệu tại triển lãm.

Trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn sự khốc liệt của những cuộc tập kích chiến lược bằng không quân và hải quân Mỹ khi leo thang phá hoại miền Bắc; tái hiện cuộc sống, sinh hoạt, lao động của quân dân Hà Nội (cuối năm 1972) với tinh thần đoàn kết chiến đấu và phục vụ chiến đấu, vượt qua mất mát, đau thương, làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

Những quả chuông nhỏ gắn chữ “Merry Christmas,” cây thông Noel cùng bánh kẹo bày trên bàn… Đó là không khí đón Giáng sinh trong Nhà tù Hỏa Lò được Trung tá Không quân Hervey Studdiford Stockman (sinh năm 1922) vẽ lại; Những bức tranh ông Stockman vẽ khi bị giam tại Hỏa Lò đang được giới thiệu trong trưng bày chuyên đề “Thang âm cuộc chiến” do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức nhân kỷ niệm 51 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2023) và 50 năm trao trả phi công Mỹ (1973-2023).

Trưng bày cũng giới thiệu về cuộc sống của các phi công Mỹ trong Trại tạm giam Hỏa Lò cùng mong muốn chấm dứt chiến tranh để trở về với gia đình; câu chuyện về những ngày trao trả phi công Mỹ cách đây hơn 50 năm; những nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh cùng với sự nỗ lực của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động ngoại giao nhân dân.

Tại buổi giới thiệu trưng bày “Thang âm cuộc chiến”, du khách được gặp gỡ 2 nhân chứng lịch sử là: Đại tá Nghiêm Đình Tích, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Đài trưởng đài Radar P35, Đại đội 45, Trung đoàn Radar 291, Quân chủng Phòng không Không quân và ông Nguyễn Văn Hùng, pháo thủ số 1, Trung đội tự vệ nhà máy cơ khí Lương Yên tham gia bắn rơi 1 máy bay F111, tối 22/12/1972.

Đặc biệt, tại trưng bày, du khách còn được lắng nghe những lời chia sẻ của ông Thomas Eugene Wilber, con trai Trung tá hải quân Walter Eugene Wilber người bạn từ bên kia chiến tuyến, đã có mặt và chia sẻ những cảm nhận vô cùng xúc động về quãng thời gian cha ông ở Việt Nam, bị giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò.

Trưng bày “Thang âm cuộc chiến” chia thành 3 nội dung: “Khúc ca chiến thắng,” “Dòng ký ức” và “Chung tay hàn gắn.”.

“Khúc ca chiến thắng” kể câu chuyện Hà Nội đánh B52 như thế nào, người Hà Nội khi đó đã thực hiện việc "sơ tán cũng là đánh địch" ra sao. Nội dung “Dòng ký ức” tái hiện đời sống của những phi công Mỹ trong trại giam Hỏa Lò và các trại tạm giam khác ở miền Bắc. Trong khi đó, phần “Chung tay hàn gắn” giới thiệu những hoạt động hợp tác tìm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích, khắc phục hậu quả bom mìn, giúp đỡ nạn nhân chiến tranh từ 1988 đến nay.

Trưng bày kéo dài đến ngày 30/6/2024 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, số 1 phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.

Bài liên quan
  • Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Hội An 2023
    Nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc với chủ đề “Di sản văn hóa Hội An - Truyền thống, kết nối, sáng tạo và phát triển” sẽ được TP Hội An tổ chức chào mừng 24 năm ngày Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2023).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày chuyên đề "Thang âm cuộc chiến" kỷ niệm 51 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO