Đời sống văn hóa

Trưng bày chuyên đề “Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận - Nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ"

Kim Thoa 17:41 11/08/2023

Với 50 hình ảnh và gần 200 hiện vật đặc sắc, trưng bày chuyên đề nhằm giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị di sản của các bộ sưu tập gốm. Các hiện vật được sưu tầm bao gồm các tượng, quần thể tiểu tượng, bình gốm, đôn gốm... trên các mái đình, miếu...

img-3227-9970-1691657940179.jpg
Trải nghiệm làm và trang trí gốm. Nguồn: sggp.org.vn

Ngày 10-8, Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) và khai mạc trưng bày chuyên đề “Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận - Nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ".

Đến dự có Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; các đồng chí lão thành cách mạng...

Trưng bày chuyên đề do Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng tỉnh Bình Dương tổ chức với hơn 50 hình ảnh và gần 200 hiện vật đặc sắc giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, giá trị di sản của bộ sưu tập gốm Sài Gòn và vùng phụ cận như: gốm Lái Thiêu (Bình Dương), gốm Biên Hòa (Đồng Nai), gốm Pháp do Sài Gòn đặt hàng...

Chuyên đề đa dạng các bộ sưu tập gốm thờ cúng, gốm gia dụng với chất men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật cao; đồng thời, góp phần làm rõ thêm các giai đoạn hình thành và phát triển của nghề làm gốm nói riêng và nghề thủ công truyền thống nói chung của Sài Gòn và vùng đất Nam bộ.

Ra đời vào cuối thế kỷ XVII, gốm Biên Hòa là sự kết hợp của hai dòng gốm Việt - Hoa, những di tích như Rạch Lò Gốm, Bến Miểng Sành... Sản phẩm ban đầu là: nồi, niêu, bình với bằng đất nung; hũ, khạp bằng sành phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày của cư dân.

Sự ra đời của trường Mỹ Thuật Biên Hòa (1903) với sự truyền nghề của những nghệ nhân gốm Cây Mai đã tạo nên dòng gốm mỹ thuật đặc trưng với tên gọi “Gốm Mỹ nghệ Biên Hòa”.

Đầu thế kỷ XIX, bên cạnh dòng gốm Trung Quốc sản xuất du nhập vào Việt Nam, lúc bấy giờ còn có dòng gốm sản xuất tại Pháp cũng được các thương nhân Pháp sử dụng nhằm quảng bá, tuyên truyền nền văn hóa Pháp trong công cuộc khai phá các nước thuộc địa. Các sản phẩm gốm Pháp du nhập vào Việt Nam chủ yếu là đồ gốm gia dụng.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, gốm Lái Thiêu là sự tổng hợp hài hòa của ba trường phái gốm Nam Trung Hoa: Quảng Đông (chuyên sản xuất tượng trang trí), Phúc Kiến (thường sử dụng men màu đen, màu vàng da lươn, sản phẩm chủ yếu là các loại chóe rượu, khạp…) và Triều Châu (với các loại đồ gia dụng: tô, chén, đĩa, bình men nhiều màu và men xanh trắng).

Bên cạnh những nội dung đặc sắc về gốm sứ Nam bộ, khách tham quan có dịp trải nghiệm làm và trang trí gốm cùng các nghệ nhân./.

Bài liên quan
  • Festival Thu Hà Nội - Đến để yêu năm 2023
    Chương trình Festival Thu Hà Nội - Đến để yêu năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 01/10/2023 tại Khu vực vườn hoa Đền Bà Kiệu, phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch, quận Hoàn Kiếm và một số quận, huyện trên địa bàn Thành phố.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dịp đặc biệt để tôn vinh những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc lan tỏa di sản văn hóa và giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ trong thời đại mới.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh: Tổ chức diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình
    Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính vừa có ý kiến chỉ đạo các Bộ, Ngành, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam… về việc chuẩn bị triển khai tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
  • Hà Nội phân luồng giao thông từ ngày 13-21/5 phục vụ Đại lễ Phật đản Vesak 2025
    Từ 18 giờ 30 đến 21 giờ ngày 13/5, hạn chế các loại phương tiện hoạt động trên tuyến Lý Thường Kiệt (đoạn từ Lý Thường Kiệt-Phan Bội Châu đến Lý Thường Kiệt-Hàng Bài), Hàng Bài,...
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày chuyên đề “Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận - Nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO