Trình diễn Dân ca quan họ nhân Hội thảo Văn hóa năm 2022

Phương Anh| 18/12/2022 08:56

Nhân dịp triển khai Hội thảo Văn hóa năm 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”, tối 16/12, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức chương trình Hát dân ca quan họ Bắc Ninh trên thuyền.

Tham dự chương trình có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và đại biểu một số tỉnh, thành cùng đông đảo nhân dân địa Phương.

Được biết, Chương trình Hát dân ca quan họ Bắc Ninh trên thuyền không chỉ là hoạt động chào mừng Hội thảo Văn hóa năm 2022; mà thông qua đây chương trình còn góp phần quảng bá sâu rộng tới bạn bè trong nước và quốc tế về hình ảnh một Bắc Ninh thân thiện, mến khách; khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa quê hương; nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thế giới - dân ca quan họ Bắc Ninh.

Dân ca quan họ Bắc Ninh là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm. Dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 30/9/2009.

Chương trình Hát dân ca quan họ Bắc Ninh trên thuyền đưa khán giả hòa cùng những tiết mục đặc sắc thông qua giọng ca ngọt ngào của những nghệ sĩ lâu đời, tên tuổi trong làng quan họ. Mở đầu chương trình là làn điệu dân ca quan họ cổ “Chè mạn hảo” của Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Thị Thềm và Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Sang đến từ làng Quan họ Viêm Xá, thành phố Bắc Ninh trình bày. Tiếp đến là phần biểu diễn của Câu lạc bộ Quan họ măng non đến từ Trung tâm hoạt động thanh, thiếu niên tỉnh Bắc Ninh với làn điệu “Trên rừng ba mươi sáu thứ chim”.

Bên cạnh đó là sân khấu hát đối đáp và phần biểu diễn dân ca quan họ trên thuyền của các liền anh, liền chị đến từ Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh như: Liên khúc Vui bốn mùa, Buôn bấc buôn dầu, Nam nhi; Gọi đò; Dọn quán bán hàng; Con giai Bắc Ninh; Năm liệu bảy lo; Giã bạn… Những làn điệu mượt mà, đằm thắm cùng với chất giọng vang, rền, nền, nảy đã tạo nên nét đặc trưng của văn hóa quan họ.

Tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu đã tặng hoa chúc mừng, động viên các nghệ nhân, các cháu thiếu nhi và các liền anh, liền chị quan họ.

Nhân dịp này, tỉnh Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động như: Triển lãm tài liệu lưu trữ “Lịch sử tỉnh Bắc Ninh qua di sản tư liệu thế giới”; Trưng bày bản sắc văn hóa Bắc Ninh; các hoạt động văn hóa đường phố, biểu diễn Múa rối nước Đồng Ngư, trưng bày giới thiệu tranh dân gian Đông Hồ; trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh; biểu diễn âm nhạc, dân vũ, trò chơi dân gian…

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01 - 31/7/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...
  • Kỳ 3 : Nhà nghiên cứu nói gì về "Thiên Cẩu" và "Thần Cẩu"
    Nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng sở dĩ có sự khác nhau giữa hai cách thờ "Thiên cẩu" và "Thần cẩu" bởi: Miếu thờ “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là sản vật của văn hóa Chămpa và 2 miếu thờ “Thiên Cẩu” ở TDP Trung Đông là sản vật của văn hóa Việt chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo.
  • Kỳ 2: Khám phá chuyện “Thiên cẩu” giúp dân, bảo vệ làng
    Khác với câu chuyện về tục thờ "Thần cẩu" ở xã Quảng Phú, hai con chó đá ở tổ dân phố (TDP) Trung Đông (phường Phú Thượng, TP Huế) lại được người dân tôn kính gọi là “Thiên cẩu”- chó của trời. "Thiên cẩu" ở đây có dáng ngồi nhổm, khoan thai… và cũng có những câu chuyện lưu truyền từ đời này sang đời khác ly kỳ không kém "Thần cẩu".
  • Sôi nổi Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”
    Tối 29/6, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ tổ chức Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - niềm và tin hy vọng” năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm diễn viên nghệ thuật quần chúng đến từ 8 phường trên địa bàn quận.
  • Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
    Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Trình diễn Dân ca quan họ nhân Hội thảo Văn hóa năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO