Nghệ nhân Ưu tú Tạ Thị Hình: “Kho tư liệu sống” của dân ca quan họ

HNM| 27/02/2022 20:42

Sẽ không quá lời khi gọi Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Ưu tú Tạ Thị Hình là “kho tư liệu sống” của dân ca quan họ, bởi bà có thể hát hàng trăm bài quan họ cũng như hiểu một cách sâu sắc lời người xưa qua từng câu hát. Gặp lại bà vào ngày đầu xuân Nhâm Dần, ở tuổi 83, người nghệ sĩ/ nghệ nhân quan họ ấy vẫn mạnh khỏe, dẻo dai, minh mẫn và đặc biệt khi nhắc đến quan họ bà vẫn say sưa nói, say sưa hát không ngừng...

Nghệ nhân Ưu tú Tạ Thị Hình: “Kho tư liệu sống” của dân ca quan họ
NSưT Tạ Thị Hình (đứng giữa, quàng khăn) bên các liền anh, liền chị quan họ.

1. Trong không khí đầu xuân, tôi “đi tìm” câu quan họ nơi thành phố Bắc Ninh - trung tâm của vùng văn hóa Kinh Bắc. Người ta thường nói, về Bắc Ninh mà không nghe quan họ thì thật đáng tiếc. Và điều may mắn đầu xuân của tôi chính là được gặp và nghe người “quan họ gốc” Tạ Thị Hình hát và giảng giải từng lời ca của quan họ để thấy được cái hay, cái đẹp, cái tình của loại hình âm nhạc dân tộc độc đáo này.

Nghệ nhân Tạ Thị Hình sinh ra tại làng Bồ Sơn (nay thuộc thành phố Bắc Ninh) - một trong 49 làng quan họ cổ, bởi thế ngay từ khi còn nhỏ bà đã được các nghệ nhân trong làng chỉ bảo tận tình. Cứ thế, tình yêu với quan họ tiếp tục được nhen nhóm trong bà qua năm tháng, mặc dù cuộc sống lúc ấy còn nhiều vất vả. Ham học hỏi, bà cất công đi tìm nghệ nhân giỏi để học thêm bởi bà quan niệm, “chơi” quan họ là cái nghiệp không có điểm dừng, không có đích đến, không được thỏa mãn với những gì mình biết. Chính vì tinh thần cầu thị đó mà bà được các nghệ nhân cùng thời và thế hệ sau này đánh giá cao, luôn nhắc đến với sự nể trọng.

Nghệ sĩ Quý Thăng, người có nhiều nỗ lực gìn giữ quan họ trên đất phương Nam nhận định: “Bà Tạ Thị Hình là nghệ nhân quan họ cổ hàng đầu của Bắc Ninh. Từ những tháng năm đầu thập niên 70, dưới sự lãnh đạo và quan tâm của Trưởng ty Văn hóa Hà Bắc Lê Hồng Dương, bà Hình là người tiên phong trong việc bảo tồn quan họ. Nhắc đến bà là nhắc đến 3 con người - đó là người nghệ sĩ/ nghệ nhân có chất giọng đẹp như tình đất, tình người Kinh Bắc; người giảng dạy và đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân quan họ và là người “cầm cân nảy mực” cho các cuộc thi quan họ”.

2. Song song với việc truyền dạy quan họ tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà Bắc (cũ), bà Hình còn dạy học miễn phí cho những học viên không chuyên từ năm 1988. Thuở ban đầu, bà gặp vô vàn khó khăn vì người dân khi ấy mải lo cơm áo, nghệ thuật truyền thống còn chưa được coi trọng như bây giờ, thế nhưng bà vẫn bền lòng đến từng nhà động viên bởi bà tin, dân ca quan họ sẽ bay cao, bay xa, sẽ vang vọng, lan tỏa đến nhiều thế hệ.

Lớp học ban đầu của bà bao gồm nhiều thành phần, lứa tuổi, người biết nhiều, người biết ít. Mày mò nghiên cứu, bà tìm phương pháp dạy học linh hoạt để mang lại hiệu quả cao nhất cho người học. Với thiếu nhi, bà thường bồi dưỡng hát đơn, còn người lớn là hát theo cặp. “Trái ngọt” đã đến khi nhiều học viên trong lớp có được thành tích trong các cuộc thi hát quan họ toàn quốc như các liền anh, liền chị Thu Trang (2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc), Mạnh Luyện (1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc), Nguyễn Thị Thành (l Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc)...

Với tinh thần truyền dạy quan họ ở bất cứ đâu, với bất cứ ai có nhu cầu, bà còn dạy cho các em học sinh ở Trường THCS Võ Cường vào các tiết học văn nghệ, hướng dẫn các em ở Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh Bắc Ninh. Bà hăm hở đến các địa phương khác như Hà Nội, Lạng Sơn... để truyền dạy tại các câu lạc bộ yêu thích quan họ. Song song với công việc giảng dạy, bà ghi chép gần 400 bài thơ, gần 400 bài hát quan họ cổ tặng cho Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh và thu thanh gần 200 bài - đủ các loại giọng - cho Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.

3. Nghệ nhân Tạ Thị Hình khẳng định, UNESCO công nhận dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ qua lời ca tiếng hát mà còn qua lối sống nghĩa tình của người dân nơi đây. “Văn hóa quan họ có nét độc đáo riêng bởi lối ứng xử khéo léo, tinh tế, kín đáo và mang đầy ý nghĩa nhân văn. Người quan họ luôn từ tốn, khiêm nhường từ lời ăn tiếng nói cho đến lối ứng xử. Họ gọi nhau là liền anh, liền chị và bao giờ cũng tự nhận là em với khách. Vì thế mà men say quan họ dạt dào, tình tứ đầy sức cuốn hút đối với du khách bốn phương. Điều đó giúp lý giải vì sao quan họ truyền thống lại có sức quyến rũ và lay động lòng người đến vậy. Vì sao giữa bộn bề của cuộc sống nơi phố thị, quan họ vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng người nghe đến vậy” - nghệ nhân Tạ Thị Hình bày tỏ.

Là người trưởng thành từ phong trào văn nghệ địa phương nhưng bà Tạ Thị Hình là một trong số ít người được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Sau này, bà còn được phong danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và có tên trong danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong đợt xét duyệt tới đây. Tuy nhiên, khi nhắc về danh hiệu, bà Hình khiêm tốn: “Danh hiệu cao quý nhất là danh hiệu trong lòng nhân dân, là khi mình cất lên tiếng hát, khán giả biết mình là ai, là mỗi khi về Bắc Ninh nhắc đến Tạ Thị Hình, người ta biết đó là một nghệ sĩ/ nghệ nhân quan họ. Đã là một nghệ nhân/ nghệ sĩ quan họ, tôi phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn dân ca quan họ trước sự du nhập của nhiều dòng nhạc mới”.

Cuộc trò chuyện bên chén trà nóng ngày đầu xuân khiến bà nhớ khôn nguôi những năm tháng đã qua. Nghệ nhân Tạ Thị Hình bảo, bà luôn biết ơn các nghệ nhân quan họ đã đùm bọc, dạy dỗ để bản thân có được ngày hôm nay. Đặc biệt, bà nhớ đến hai người, đó là nhạc sĩ Trần Hoàn và nhà thơ Huy Cận. “Khi giữ cương vị lãnh đạo ngành Văn hóa, nhạc sĩ Trần Hoàn và nhà thơ Huy Cận luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thiện giọng hát cũng như được lan tỏa câu quan họ trên quê hương. Nhà thơ Huy Cận đã tặng tôi cây bút và dặn “Muốn làm nghệ nhân giỏi thì phải không ngừng học tập”. Tôi luôn biết ơn và khắc ghi điều đó để nỗ lực, phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật quan họ” - nghệ nhân Tạ Thị Hình chia sẻ.

Với hơn 70 năm biết đến quan họ, nghệ nhân Tạ Thị Hình cảm nhận, mặc dù quan họ đang phát triển nhưng lại đang có sự giảm sút về lối chơi. Nếu như trước đây hát canh thâu đêm suốt sáng thì giờ đây đã không còn như thế nữa, trong cách hát ở nhiều nơi cũng có sự khác biệt. Hơn ai hết, bà mong mỏi về một tương lai điệu dân ca Kinh Bắc vẫn luôn giữ được cái gốc, cái nền nếp trong sinh hoạt quan họ của người xưa, cho dù cuộc sống có biến đổi thế nào chăng nữa.

Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Ưu tú Tạ Thị Hình sinh năm 1939 tại làng Bồ Sơn (nay thuộc phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh). Năm 1995, bà đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tặng Huy chương "Vì sự nghiệp Văn hóa". Bà được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001, Nghệ nhân Ưu tú năm 2018. Bà có 19 năm giảng dạy tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà Bắc (cũ) và 16 năm làm giám khảo Cuộc thi hát đối đáp quan họ đầu xuân của tỉnh Bắc Ninh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Festival Huế, Chung kết Hoa hậu Việt Nam được Carlsberg và VietinBank tài trợ hơn 10 tỷ đồng
    Carlsberg Việt Nam và ngân hàng VietinBank đồng hành cùng Thành phố Huế ở các sự kiện Festival Huế 2025 với việc tài trợ hơn 10 tỷ đồng.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghệ nhân Ưu tú Tạ Thị Hình: “Kho tư liệu sống” của dân ca quan họ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO