Triển lãm 3D "Thưởng - phạt: Chuyện xưa chưa cũ"

Phương Anh| 12/01/2023 13:15

Nhằm giúp công chúng hiểu hơn về bài học dùng người và thuật trị quốc của tiền nhân, ngày 11/1, Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 ra mắt Triển lãm 3D với chủ đề “Thưởng - Phạt: Chuyện xưa chưa cũ”.

Triển lãm được đăng tại website và fanpage Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước: http://archives.org.vn, https://facebook.com/luutruquocgia1.

Hơn 80 văn bản, khai thác từ khối Châu bản triều Nguyễn về chủ đề thưởng - phạt dưới triều Nguyễn (1802-1945) đã được giới thiệu tại triển lãm. Đây là những văn bản lần đầu tiên được công bố, giới thiệu rộng rãi đến công chúng. Bên cạnh đó là nhiều hình ảnh tư liệu, hiện vật sinh động góp phần làm phong phú cho triển lãm.

hinh-anh-mo-ta-viec-xet-thuong-phat-cua-nguoi-xua.jpg
Hình ảnh Lễ Phục mạng (báo công) trước điện Cẩn Chánh được giới thiệu tại triển lãm. 

Các văn bản được chia theo 4 phần nội dung, với các chủ đề khác nhau, nhằm làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc thưởng - phạt trong xã hội xưa. Cụ thể:

Phần I với nội dung "Thưởng để khuyến khích - Phạt để răn đe", Triển lãm cho thấy các hoàng đế triều Nguyễn thể hiện rõ tư tưởng về việc thưởng - phạt, để từ đó, “người có công phấn khởi mà người có tội biết răn chừa” (Hoàng đế Minh Mạng). Việc thưởng phạt hợp lý cũng thể hiện đất nước có công bằng, có kỷ cương.

Phần II, "Thưởng - phạt công minh, nhưng đủ lý tình", triển lãm giới thiệu một số trường hợp thưởng phạt cụ thể được tường thuật lại trong Châu bản triều Nguyễn để thấy, bên cạnh việc áp dụng luật pháp và các quy định, hoàng đế triều Nguyễn cũng như các quan xét án không ít lần trăn trở, cân nhắc việc thưởng thế nào cho xứng, đặc biệt, phạt thế nào cho đúng tội mà vẫn mở ra con đường sống hoặc cơ hội chuộc tội cho con người, nhất là đối với người từng có công lao, người già cả, bệnh tật.

Phần III, “Thưởng nhiều phương diện, nhưng không tùy tiện” thể hiện rõ việc thưởng - phạt dành cho từng nhóm đối tượng, như đối với quan lại, việc ban thưởng thường được thực hiện bằng các hình thức: Thăng chức, thưởng vật chất (tiền bạc, mũ áo,…), cấp kỷ, quân công, trác dị... Triều Nguyễn cho phép các quan được sử dụng văn bằng để khấu trừ khi vi phạm. Đối với người dân, việc ban thưởng dành cho những người đạt tiêu chuẩn về phẩm giá đạo đức như trung, trinh, hiếu, tiết, nghĩa... Bên cạnh đó, những người sống thọ cũng được triều đình đề cao và được gia ân ban thưởng.

Phần IV, "Xử phạt đúng tội, mở ra cơ hội" quy định rõ về những hình phạt tương ứng với từng loại tội. Trong đó, nhiều văn bản trong Châu bản triều Nguyễn đề cập hình thức xử phạt cách chức, giáng cấp, phạt tiền. Hình thức phạt tiền đối với quan lại thường dựa trên lương bổng. Số tiền phạt sẽ đem sung công. Hình phạt ngũ hình (xuy hình, trượng hình, đồ hình, lưu hình, tử hình) mang tính chất cảnh cáo, răn đe. Đặc biệt, với tội tham nhũng, các hoàng đế triều Nguyễn kiên quyết trừng trị nặng.

chau-ban.jpg
Châu bản triều Nguyễn.

Theo bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I: “Thời đại quân chủ đã lùi xa nhưng tính nghiêm minh trong cách thưởng - phạt; cách trọng dụng người tài, người có công; tư tưởng nhân văn khi mở ra con đường sống, cơ hội lập công chuộc tội cho không ít trường hợp; quan điểm đề cao chuẩn mực đạo đức trung, hiếu, tiết, nghĩa… vẫn là những giá trị có sức sống bền vững lâu dài, cần được chắt lọc và bảo tồn trong cuộc sống hôm nay. Ban tổ chức hy vọng, đây sẽ là nguồn tài liệu, tư liệu quý đối với các nhà nghiên cứu và công chúng, bởi việc tìm hiểu cách làm của người xưa cũng là dịp để chúng ta đúc rút những giá trị tham khảo cho cuộc sống đương đại”

Bài liên quan
  • Triển lãm "Sắc Xuân" qua sưu tập tranh dân gian Tứ bình
    Sáng ngày 06/01, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm “Sắc xuân” qua sưu tập tranh dân gian Tứ bình của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhằm giới thiệu những tác phẩm đặc sắc đến người yêu nghệ thuật phương Nam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm 3D "Thưởng - phạt: Chuyện xưa chưa cũ"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO