Bức tranh toàn cảnh "Trận chiến Điện Biên Phủ" được trao giải xuất sắc

Thạch Vũ| 06/01/2023 10:18

Bức tranh panorama (toàn cảnh) "Trận chiến Điện Biên Phủ" tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ được nhận giải xuất sắc do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2022 vinh danh.

z4015455644886_dc2e5d484e9691ed362ec813bb6f6732.jpg
Một phần của tác phẩm bức tranh panorama về trận Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2022 được tổ chức ngày 4/1 tại Hà Nội. Đến dự và trao giải thưởng có Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm.

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2022 trao giải ở ba hạng mục: giải thưởng cho tác phẩm xuất sắc của các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương, giải thưởng cho tác phẩm của các tác giả là hội viên hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố và giải Tác giả trẻ.

Ở hạng mục giải thưởng cho tác phẩm xuất sắc của các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương có 9 tác phẩm được trao giải, trong đó, có tác phẩm bức tranh tròn panorama về trận Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là lần thứ hai tác phẩm đạt giải cao. Trước đó, tác phẩm này được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022.

8 tác phẩm còn lại ở hạng mục này bao gồm tác phẩm văn học Mây trôi phía làng của tác giả Lê Đình Tiến, tác phẩm nhiếp ảnh Khám phá quần thể hang động núi lửa Krông Nô của tác giả Ngô Minh Phương, công trình kiến trúc Nhà Bình Dương (Nhà ở nông thôn mới) của KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh, tác phẩm múa Chừ đự xá pu (Con đường tìm muối) do NSƯT Phạm Thanh Tùng biên đạo, tác phẩm về Văn nghệ dân gian Bách khoa thư làng Việt cổ truyền của tác giả Bùi Xuân Đính, tác phẩm âm nhạc Ơi con sông mặt trời của tác giả Nguyễn Đình Nghĩ, tác phẩm sân khấu Đất liền và biển cả của nhà viết kịch, TS Nguyễn Đăng Chương, tác phẩm điện ảnh Hai bàn tay của đạo diễn Đặng Thị Linh.

Giải thưởng cho tác phẩm của các tác giả là hội viên hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố gọi tên 58 tác phẩm xuất sắc, trong đó có 5 giải A, 10 giải B, 19 giải C và 22 giải khuyến khích.

Giải Tác giả trẻ vinh danh tập truyện ngắn Hái trăng trên đỉnh núi của Vũ Thị Huyền Trang (Phú Thọ) và tập thơ Sân bay của Nguyễn Nhật Huy (Thái Nguyên).

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Bức tranh toàn cảnh "Trận chiến Điện Biên Phủ" được trao giải xuất sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO