Triển khai các chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Thủ đô

HNM| 16/07/2021 23:02

Sáng 16-7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là Chương trình số 08-CTr/TU) tổ chức hội nghị giao ban, nhằm đánh giá những kết quả triển khai thời gian qua và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Triển khai các chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Thủ đô
Quang cảnh hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU chủ trì hội nghị. 

Dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội (cơ quan Thường trực Chương trình số 08-CTr/TU), ngay sau khi Chương trình số 08-CTr/TU được ban hành, Ban Chỉ đạo đã ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, thông báo phân công nhiệm vụ các thành viên, thành lập tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo…

Chương trình số 08-CTr/TU dự kiến có 30 văn bản sẽ được các sở, ngành tham mưu trình HĐND, UBND thành phố phê duyệt. Đến nay, đã có 12 văn bản được ban hành, 8 văn bản đã trình UBND thành phố, 2 văn bản đang lấy ý kiến các sở, ngành, đơn vị liên quan…

Về xây dựng cơ chế, chính sách, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND, trong đó quy định chính sách hỗ trợ sử dụng hình thức hỏa táng của thành phố Hà Nội; nghiên cứu, xây dựng chương trình chuẩn nghèo đa chiều của thành phố giai đoạn 2022-2025; nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của HĐND thành phố quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng trợ giúp xã hội của thành phố Hà Nội (dự kiến trình vào kỳ họp thứ hai HĐND thành phố); nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của HĐND thành phố quy định một số chính sách đặc thù thực hiện mục tiêu giảm nghèo, hỗ trợ người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống của thành phố.

Triển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU, thành phố đã tiếp tục phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm; mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tăng cường công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, đội ngũ cán bộ ở các ngành, đơn vị đa số mới, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng, toàn thành phố đã triển khai tốt chương trình an sinh xã hội. Ở các địa phương, các cấp, các ngành đã triển khai “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có 27 chỉ tiêu liên quan đến Chương trình số 08-CTr/TU.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị các sở, ngành tiếp tục rà soát, bổ sung các điều kiện để hoàn thành tiêu chí, làm rõ nguồn lực thực hiện. Với các nội dung cần nhiều ngành phối hợp, lãnh đạo các sở, ngành phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát kỹ số liệu để tổng hợp.

Đồng chí Chử Xuân Dũng cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai song hành với văn bản của thành phố những nội dung, chỉ tiêu mà địa phương có thể chủ động triển khai được.

Phát biểu kết luận, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, Chương trình số 08-CTr/TU là chương trình quan trọng để phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, vì thế toàn thể thành viên Ban Chỉ đạo phải vào cuộc quyết liệt để hoàn thành được mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn ghi nhận và đánh giá cao các cơ quan, đơn vị đã tập trung nghiên cứu, tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện ngay các nội dung sau khi Thành ủy ban hành Chương trình số 08-CTr/TU. Một số địa phương, cơ quan đã thực hiện lồng ghép vào các kế hoạch triển khai thực hiện của đơn vị.

Nhấn mạnh quan điểm là phải thực hiện được 100% chỉ tiêu đặt ra, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các ngành liên quan phải có cách làm khoa học, kết hợp với tăng cường, giám sát đôn đốc thực hiện, chú trọng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn và phải cụ thể, chi tiết, làm đến đâu gọn đến đó, có tiến độ hoàn thành.

Trưởng ban Chỉ đạo giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp thu toàn bộ các ý kiến tại hội nghị để tổng hợp, xây dựng kế hoạch cụ thể, sát thực tiễn. Liên quan đến nguồn lực thực hiện chương trình, đồng chí yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại, đưa vào dự kiến kế hoạch chủ trương đầu tư những nội dung cấp thiết.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
  • “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - Hành trình viễn tưởng và thông điệp nhân sinh
    “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - tiểu thuyết khoa học viễn tưởng độc đáo của PGS.TS, nhà văn Nguyễn Đình Gấm ra mắt độc giả từ tháng 9 năm 2024. Tác phẩm không chỉ mở ra một thế giới vũ trụ bao la mà còn chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh khát vọng khám phá và tương lai của nhân loại.
  • Nghệ An đề nghị công nhận Bia Ma Nhai là Bảo vật quốc gia
    Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An - cho biết sở đang tiến hành các thủ tục đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở huyện Con Cuông là bảo vật quốc gia.
  • Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Sáng nay ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia và Khai hội Chùa Tây Phương năm 2025 được huyện Thạch Thất tổ chức trong 3 ngày (từ ngày mùng 05 đến hết ngày 7 tháng 3 Âm lịch).
  • Đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre": Sự giao thoa độc đáo giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại
    Tối ngày 1/4/2025, đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre" đã chính thức khép lại chiến dịch truyền thông cùng tên tại Trường Đại học FPT TP.HCM. Sự kiện này là cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống thông qua ngôn ngữ Rap độc đáo, đồng thời mang đến một không gian giao thoa đầy màu sắc giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại.
  • Sắp ra mắt Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại đền Quán Thánh
    Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (quận Ba Đình) dự kiến chính thức vận hành, đón du khách vào tháng 8/2025.
  • NSƯT Xuân Hinh được tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen vì đóng góp cho văn hóa nghệ thuật Kinh Bắc
    Nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông vui vì MV Bắc Bling đạt hơn 100 triệu view trên YouTube. Ông tham gia vào MV để động viên lớp trẻ làm nghệ thuật với một tinh thần mới.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2025
    Đây là lần thứ 11 giải thưởng diễn ra, với Ban giám khảo gồm các các đại diện chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải ảnh cũng góp phần quảng bá thêm về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, đặc biệt các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Triển khai các chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO