Trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước cho các Nghệ nhân

Thạch Vũ| 21/12/2022 15:01

Tối 20/12, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà nước Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III - năm 2022. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đến dự.

z3976035086862_e1821845e38710b27703dbeb84217a2a.jpg
Trao bằng vinh danh Nghệ nhân nhân dân cho các nghệ nhân Hà Nội.

Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) nhằm tôn vinh những cá nhân có nhiều đóng góp quan trọng, nổi bật trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Hà Nội; đồng thời động viên, khích lệ các thế hệ tiếp nối, phát huy vốn văn hóa quý báu cha ông truyền lại.

Tại lễ vinh danh, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, Hà Nội là vùng đất ngàn năm văn hiến với hệ thống di sản văn hóa dày đặc và phong phú, không chỉ lưu giữ ký ức lịch sử, đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân, mà còn góp phần làm sâu đậm bản sắc riêng có cho Thăng Long - Hà Nội. Là nơi lưu giữ, phát huy những giá trị này, có công lớn của lớp lớp nghệ nhân, nhân tố quan trọng hàng đầu trong sáng tạo, sở hữu, bảo vệ và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian, trong đó Hà Nội vinh dự luôn dẫn đầu cả nước về số lượng nghệ nhân được phong tặng các danh hiệu.

Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng mong muốn: “Các nghệ nhân bằng tâm huyết và lòng say mê nghề nghiệp, sẽ tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ cho văn hóa Thủ đô, cho sự nghiệp xây dựng và kiến thiết quê hương, tiếp tục rèn luyện, phấn đấu để luôn là nhân tố tích cực trong giữ gìn, truyền dạy di sản, làm cho đời sống văn hóa và sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của Thủ đô ngày càng phát triển”.

Trong đợt phong tặng, truy tặng danh hiệu lần này, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước với 66 nghệ nhân được vinh danh, trong đó có 11 NNND và 55 NNƯT. Các nghệ nhân được vinh danh đợt này tập trung nhiều ở các quận, huyện, như: Phú Xuyên 20 người, Quốc Oai 10 người, Đông Anh 9 người, Hoài Đức 5 người, Ba Đình 4 người…

Về loại hình, trong đợt vinh danh này, nghệ thuật trình diễn dân gian hát tuồng chiếm số đông nghệ nhân được vinh danh với 18 trường hợp; tiếp đó là các loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian ca trù, tri thức dân gian nặn tò he đều có 9 nghệ nhân được vinh danh nhờ những đóng góp tích cực trong bảo vệ, truyền dạy và phát huy các giá trị di sản.

Tổng cả 3 đợt phong tặng qua các năm 2015, 2019, 2022, truy tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước, Hà Nội hiện có 131 nghệ nhân được vinh danh, gồm: 18 NNND và 113 NNƯT. Đây là niềm vinh dự và tự hào, đồng thời cũng là trọng trách để thành phố tiếp tục có những chính sách thiết thực hơn.

Vừa qua, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ nghệ nhân, câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Nghị quyết nhằm bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn đúng định hướng, hiệu quả, tránh nguy cơ mai một, thất truyền; góp phần hỗ trợ nghệ nhân, câu lạc bộ thuận lợi hơn trong thực hành, bảo vệ, phát huy giá trị di sản.

Bài liên quan
  • Nghệ nhân đam mê với nghề điêu khắc gỗ
    Về xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội hỏi tên nghệ nhân điêu khắc gỗ Hoàng Văn Kế, hầu như người dân nơi đây đều biết. Là một nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, nắm giữ nhiều bí quyết, kỹ năng chạm khắc những hoa văn tinh xảo trên gỗ, ông đã hoàn thiện nhiều tác phẩm nghệ thuật trên các công trình di tích văn hóa lịch sử mang tầm cỡ quốc gia.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
Đừng bỏ lỡ
Trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước cho các Nghệ nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO