Trao giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2022

Phương Anh| 24/12/2022 18:52

Tối 23/12, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức kỷ niệm 65 năm thành lập (1957-2022) và trao giải thưởng âm nhạc năm 2022 với sự tham gia của đông đảo giới văn nghệ sĩ nước nhà.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam thành lập ngày 30/12/1957, mở rộng con đường sáng tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam. Từ 50 nhạc sĩ, nghệ sĩ, qua 65 năm phấn đấu, trưởng thành và lớn mạnh, đến nay, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã trở thành tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vững vàng, với trên 1.500 hội viên thuộc 4 chuyên ngành (sáng tác, lý luận, biểu diễn, đào tạo), hoạt động ở 65 chi hội trên cả nước.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam và các hội viên đã không ngừng cống hiến, sáng tạo, biểu diễn tác phẩm âm nhạc, đáp ứng nhu cầu của công chúng, đồng hành cùng dân tộc trên con đường xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Những thành tích xuất sắc mà Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã đạt được phải kể đến: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Sao Vàng; danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Có 22 nhạc sĩ được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; 122 nhạc sĩ được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật; 70 hội viên được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân và gần 300 Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo ưu tú.

Cũng tại buổi lễ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã trao giải thưởng âm nhạc năm 2022. Được biết, Ban tổ chức đã nhận được 261 tác phẩm của 261 tác giả là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước gửi tham dự. Trong đó, có 199 tác phẩm thanh nhạc; 19 ca khúc thiếu nhi; 6 tác phẩm giao hưởng; 5 tác phẩm thính phòng; 12 tác phẩm hợp xướng và acappella; 6 ca khúc nghệ thuật; 6 chương trình biểu diễn; 9 công trình lý luận, gồm sách biên soạn và các tập bài báo về âm nhạc.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhấn mạnh, sau thời gian “đóng băng” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động văn hóa đang tái khởi động mạnh mẽ, đặc biệt, lĩnh vực âm nhạc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

a-giai-6924.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổng kết giải thưởng.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã quyết định trao giải thưởng cho 72 tác phẩm xuất sắc. Trong đó, có 6 giải A, 19 giải B, 23 giải C, 22 giải Khuyến khích, 2 chương trình biểu diễn nghệ thuật xuất sắc.

Trong đó, 6 giải A thuộc về ca khúc “Duyên” (Huỳnh Tấn Phát), “Ơi con sông mặt trời” (Nguyễn Đình Nghĩ), “Chúc mừng năm mới” (Nguyễn Như Thắng), “Tự hào là người lính” (Huyền Ngọc); ca khúc thiếu nhi “Chúng em yêu Bác Hồ Chí Minh” (Tạ Duy Tuấn); 13 bài báo viết về âm nhạc của tác giả Phan Thuận Thảo.

a-giai-6927.jpg
Trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải A.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật xuất sắc trong năm được trao cho DVD chương trình đêm nhạc “Tổ quốc tôi” của tác giả Nguyễn Anh Trí và DVD chương trình đêm nhạc “Cánh chim biển” của Phạm Nguyễn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổng kết 6 tháng đầu năm 2025: Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
    “Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • Lưu trữ mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ AI
    Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
  • [Podcast] Phổ biến Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô: Nghị quyết số 28/2024/NQ-HĐND
    Thực hiện điểm a, b, khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô năm 2024, tại kỳ họp thứ 19 HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 28/2024/NQ - HĐND quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
  • Diễn đàn nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ
    Sáng 16/7, Diễn đàn Nhân lực ngành Ngân hàng trước làn sóng công nghệ với chủ đề “Ngân hàng thời đại số: Đổi mới mô hình và tái cấu trúc nhân lực” do Tạp chí Một Thế Giới tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy chủ trì Diễn đàn.
Đừng bỏ lỡ
Trao giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO