Cố nhạc sĩ Hồng Đăng được vinh danh Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật

Kim Thoa (T/h)| 02/12/2022 11:19

Theo thông tin từ Bộ VHTT&DL, 128 tác giả, đồng tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (VHNT) năm 2022, trong đó có 18 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

nhac-si-hong-dang-qua-doi-533(2).jpeg
Cố nhạc sĩ Hồng Đăng.

Nhạc sĩ Hồng Đăng (Phan Hồng Đăng) sẽ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh lần này với cụm tác phẩm: Lênh đênh, Đêm hành hương về huyền thoại, Buổi tối chuyện một căn nhà nhỏ, Khao khát, Gửi một câu hát cho Tokyo.

Tác giả Chu Chí Thành với bộ ảnh "Hai người lính" (gồm 4 ảnh). Tác giả Võ Nguyên Nhân (Võ An Khánh) với bộ ảnh: "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang" (gồm 10 ảnh). Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Hùng (đồng tác giả) với các tiết mục múa: "Nước về"; "Vũ khúc Raklây"; "Óng ánh tơ vàng". Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Việt Cường (đồng tác giả) với tiết mục múa "Mâm vàng", tổ khúc múa "Sài Gòn ngày ấy", kịch múa "Chuyện tình non song". Nghệ sĩ Nhân dân Lê Văn Khình (Lê Khình) (đồng tác giả) được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh với các tiết mục múa: "Những bông hoa đỏ của rừng"; "Những cô gái Phiêng Hào".

PGS-TS, NSND Ứng Duy Thịnh (đồng tác giả) được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho các tác phẩm kịch múa: "Đất nước", "Ngọn lửa"; sách "Con đường dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp". PGS-TS, NSND Nguyễn Thị Hiển (đồng tác giả) được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh với các tác phẩm thơ múa: "Hoa phong lan trên đỉnh Truông Bồn", tiết mục múa "Xuân về trên bản Khơ Mú", "Bức tranh thôn nữ".

Có 8 tác giả, đồng tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh dịp này. Đó là Nhạc sĩ Văn Ký (Vũ Văn Ký) với các tác phẩm: Giao hưởng thơ "Ru con", hành khúc "Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh", "Hà Nội mùa xuân". Nhạc sĩ Văn Ký với các tác phẩm giao hưởng thơ Ru con, ca khúc Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, Hà Nội mùa xuân. Tác giả Nguyễn Văn Chước (Bùi Trang Chước) với thiết kế mẫu: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập; Huân chương Lao động; Quốc huy Việt Nam; tác phẩm: Khu gang thép Thái Nguyên. Tác giả Hoàng Châu Ký với tác phẩm sách Tuồng cổ, kịch bản sân khấu Thanh gươm chủ chiến, kịch bản sân khấu Trần Quý Cáp. Tác giả Nguyễn Xuân Trình với kịch bản sân khấu: Quê hương Việt Nam, Bạch đàn liễu, Đợi đến mùa xuân. Tác giả Nguyễn Xuân Đức với kịch bản sân khấu Ám ảnh, Những mặt người thấp thoáng, Nhiệm vụ hoàn thành, tuyển tập kịch Chứng chỉ thời gian. Tác giả Hoàng Trung Thông với các tập thơ Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Tiếng thơ không dứt. Tác giả Bùi Hiển với các tập truyện: Trong gió cát, Hoa và thép, Tâm tưởng. Đồng tác giả, NSƯT Phan Thế Dõng (Trần Nhu, Nguyệt Hải) với các phim tài liệu Du kích Củ Chi, Hạt lúa vành đai, Đội nữ pháo binh Long An.

Có 87 tác giả, đồng tác giả được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và 25 tác giả, đồng tác giả được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Trong số các tác giả được trao tặng giải thưởng có nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn (ca khúc Tổ quốc gọi tên mình - nhạc Đinh Trung Cẩn, thơ Nguyễn Phan Quế Mai); nhạc sĩ Nguyễn Văn Vĩnh (Thao Giang) với các tác phẩm Kể chuyện ngày mùaTình quê hương; NSND Lê Hồng Chương với các phim tài liệu Thang đá ngược ngàn, Muốn được sốngCòn lại với thời gian, NSND Nguyễn Thước…

Trong số 25 tác giả, đồng tác giả được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt này có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với cụm tác phẩm: Truyện ngắn Tướng về hưu, tập truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát; NSƯT Lý Thái Bảo với phim truyện điện ảnh Trên vĩ tuyến 17 (đồng đạo diễn), phim tài liệu 2 tập Những chặng đường cách mạng vẻ vang (biên kịch và đạo diễn)…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Hội Điện ảnh Hà Nội: Nhiều hoạt động ghi dấn ấn trong năm 2024
    Sáng ngày 11/12, Hội Điện ảnh Hà Nội đã tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
  • Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
    Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
Đừng bỏ lỡ
Cố nhạc sĩ Hồng Đăng được vinh danh Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO