Tranh cãi về thiết kế trang phục dân tộc giống như một cuộc thi “hóa trang”

phapluatxahoi| 17/06/2022 15:46

Trong số 41 bộ trang phục tham dự phần thi “Trang phục dân tộc”, khán giả đánh giá có nhiều thiết kế dư thừa tính sáng tạo mà phần “dân tộc” lại hạn chế.

Tranh cãi về thiết kế trang phục dân tộc giống như một cuộc thi “hóa trang” - Ảnh 1
Trang phục “Chiếu Cà Mau” trở thành thiết kế trang phục dân tộc đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022

Lần đầu tiên tổ chức phần thi “Trang phục dân tộc” trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 đã mang tới bữa tiệc thời trang đầy màu sắc.

Với chiến thắng thuyết phục, “Chiếu Cà Mau” trở thành thiết kế trang phục dân tộc đẹp nhất, dự kiến là trang phục dân tộc chính thức của tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tại cuộc thi Miss Universe 2022. Hai thiết kế còn lại là “Bánh tráng” của Phan Xuân Giàu và “Tôm tre mỹ nghệ” của Nguyễn Minh Khôi lần lượt giành giải nhì và ba.

Ghi nhận từ khán giả, các thiết kế đến từ các nhà thiết kế trẻ đang còn khoác màu áo sinh viên nhưng đã thể hiện được đặc trưng văn hóa, con người, đặc sản vùng miền.

Hình ảnh nón lá, áo dài,… là điểm nhấn đặc trưng trong các thiết kế dân tộc. Nhiều nét văn hóa độc đáo được các thí sinh khai thác như đờn ca tài tử, sắc màu Hội An, thanh niên xung phong, tráp long phụng, động Phong Nha, tre Việt, chị Võ Thị Sáu, Ngư Ông...

Tranh cãi về thiết kế trang phục dân tộc giống như một cuộc thi “hóa trang” - Ảnh 2
Phần trang phục “Chiến thần Lạc Việt” là thiết kế hiếm hoi thể hiện đúng chủ đề cuộc thi năm nay – “Vinawoman - Bản lĩnh Việt Nam”.

Phần trang phục “Chiến thần Lạc Việt” do Lương Đức Minh (ĐH Văn Lang) thực hiện, thí sinh Ngọc Châu trình diễn. Đây là thiết kế hiếm hoi thể hiện sự mạnh mẽ tựa chiến binh được khen hợp chủ đề cuộc thi năm nay – “Vinawoman - Bản lĩnh Việt Nam”.

Bên cạnh những bộ trang phục được đánh giá cao thì vẫn có không ít trang phục khiến khán giả đặt dấu hỏi lớn.

Cụ thể, trong phần dự thi của thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh Anh gây chú ý nhất khi mang tới thiết kế “Ủn ỉn” với biểu tượng “con lợn đất”. Khán giả khó hiểu đây là cuộc thi trình diễn trang phục thì thiết kế này truyền tải thông điệp gì ngoài mang tới sự hài hước, tính giải trí trên sân khấu sắc đẹp.

Tranh cãi về thiết kế trang phục dân tộc giống như một cuộc thi “hóa trang” - Ảnh 3

Ngoài ra, thiết kế “Nail Salon” cũng gây không ít tranh cãi khi khán giả đánh giá, nghề làm “nail” chỉ là ngành nghề của nhiều người Việt lựa chọn mưu sinh ở nước ngoài.

Gần đây, các thiết kế trang phục chỉ xoay quanh đặc sản vùng miền khó có những tác phẩm bứt phá, mang tính dân tộc. Khán giả chờ đợi tinh thần đổi mới nhưng vẫn chỉ dừng lại ở “bình mới rượu cũ”.

Các thiết kế được trình làng tại phần thi “Trang phục dân tộc” hạn chế về tính dân tộc, dư thừa tính sáng tạo. Nếu đặt đúng khái niệm, đây là những trang phục lấy ý tưởng từ những phong tục, tập quán, bản sắc của dân tộc chứ không phải là trang phục dân tộc. Thậm chí, nhiều khán giả khó tính nhận xét phần thi đúng nghĩa một cuộc thi “hóa trang”.

Tranh cãi về thiết kế trang phục dân tộc giống như một cuộc thi “hóa trang” - Ảnh 4
Trang phục "Bánh tráng trộn" lên sân khấu sắc đẹp với họa tiết rườm rà, không mang yếu tố thời trang

Trước đó, theo thể lệ cuộc thi, BTC đưa ra yêu cầu các mẫu thiết kế phải độc đáo, sáng tạo, phù hợp với thuần phong mỹ tục và mang được nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Các thí sinh dự thi có thể lấy cảm hứng từ bất kỳ những giá trị thuộc về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của Việt Nam để thiết kế nên bộ trang phục dân tộc.

Trái ngược với kỳ vọng, các thiết kế từ bản vẽ trên giấy đến thành phẩm đều có nhiều điểm trừ. Trang phục “Chiếu Cà Mau” đoạt giải Nhất và dự kiến là thiết kế trang phục dân tộc dự thi Miss Universe 2022, đánh giá chung thì thiết kế chỉ dừng lại việc cắt ghép và sắp xếp các chi tiết, họa tiết của chiếc chiếu có sẵn lên người đẹp, chưa thể hiện yếu tố thời trang trong đó.

Bởi thế, trang phục dân tộc “Chiếu Cà Mau” có thể “mang chuông đi đánh xứ người” thì cần phải chỉnh sửa, hoàn thiện, ấn tượng hơn tại đấu trường quốc tế.

Kỳ vọng tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 sẽ có trang phục dân tộc tạo ấn tượng tại sân chơi sắc đẹp quốc tế. Một lần nữa làm nên tên tuổi như váy “Bánh mỳ” của H'Hen Niê - vào Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất Miss Universe 2018; "Cà phê phin sữa đá" của Hoàng Thùy, "Kén em" của Khánh Vân, "Bánh Tét" của Kim Duyên tạo chú ý ở cuộc thi các năm 2019, 2020, 2021.

(0) Bình luận
  • Mở cánh cửa trong kỷ nguyên số
    Trong tình hình ảm đạm của sân khấu hiện nay, lý luận phê bình (LLPB) cũng thưa thớt theo. Vẫn còn đó những nhà lý luận sắc sảo và có đầy đủ kiến thức chuyên sâu trong nghề, nhưng họ gần như không còn đất để dụng võ.
  • “Phê” cho hợp tình, “bình” cho thấu đáo
    ghệ thuật biểu diễn gồm các loại hình nghệ thuật phong phú như: kịch hát, kịch nói, trình diễn ca múa nhạc, sân khấu, xiếc, ảo thuật…
  • Vừa tỉnh vừa mê với “Thuốc mê” của Thâm Tâm
    Câu chuyện mỏng mảnh, ngắn gọn, mà nhà thơ Thâm Tâm gợi ra được những sắc thái ly kỳ, hồi hộp. Nhưng vừa ngả theo hướng truyện phiêu lưu, điều tra, lại vừa gài được chất tình của chuyện yêu đương quyến luyến nam nữ, mà không ngả ngớn, “sến sẩm” ướt át. Liên tưởng trong đời sống hiện đại hôm nay, tiểu thuyết “Thuốc mê” vẫn nhắc hỏi ta về việc sống như thế nào cho ra con người, giữa biết bao nhiêu áp lực và ràng buộc.
  • Độc đáo thơ đố của Phạm Đình Ân
    Nhà thơ Phạm Đình Ân là tác giả thơ trữ tình, phê bình văn học, thơ văn dành cho thiếu nhi... lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp. Riêng viết cho thiếu nhi, ông là một tác giả nổi trội, bền bỉ sáng tác suốt gần 50 năm qua, đạt nhiều thành tựu. “Vui cùng thơ đố” (NXB Phụ nữ, 2023) là tập thơ thứ hai của Phạm Đình Ân về thơ đố, cũng là đầu sách thứ hai mươi của tác giả này dành cho thiếu nhi - không kể 20 tập sách hợp thành ba đầu sách biên soạn.
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên: “Viết cho thiếu nhi thật ra không dễ chút nào”
    Nhà văn Bùi Tiểu Quyên “khởi nghiệp văn chương” từ năm 2008 và những năm gần đây đặc biệt gây tiếng vang với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Ngòi bút tinh tế, trong trẻo, dí dỏm thấm đượm tình yêu, lòng ham học hỏi đã chinh phục hàng ngàn trái tim độc giả, đặc biệt là độc giả thiếu nhi - thiếu niên. Không chỉ vậy, các tác phẩm của chị cũng được giới chuyên môn đánh giá cao và gặt hái nhiều giải thưởng. Cùng phóng viên Người Hà Nội lắng nghe chia sẻ của chị xung quanh những “đứa con tinh thần” mà chị đã dày công ấp ủ…
  • Làm báo nơi vùng giải phóng
    Tôi học và bắt đầu viết báo từ năm 1974, tại một vùng đất mới giải phóng - đó là Quảng Trị. Nơi ấy lúc bấy giờ là miền đất đói nghèo, đau thương nhưng cũng biết mấy can trường, biết bao thương nhớ… Nói như nhà thơ Chế Lan Viên, ấy là vùng quê: “Những đồi tranh ăn độc gió Lào/ Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/ Những đồi sim không đủ quả nuôi người/ Cuộc sống gian lao, ít tiếng nói cười/ Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng…”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Tranh cãi về thiết kế trang phục dân tộc giống như một cuộc thi “hóa trang”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO