Trang Trần là ai mà lại ‘ngổ ngáo’ đến vậy?

Oanh Nguyễn| 29/05/2017 16:58

Cái tên “Trang Trần” hiện nay đang trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của cư dân mạng. Mạnh mồm lên tiếng chửi đàn chị Xuân Hương, Trang Trần nhanh chóng bị mọi người “ném đá”. Nguyên cớ gì khiến Trang Trần hành động như vậy hay gia thế nào phía sau nữ người mẫu là câu hỏi mà mọi người quan tâm nhất hiện nay


Trang Trần hay gọi là Trang Khàn, tên thật là Trần Thị Thu Trang. Cô tốt nghiệp khoa diễn viên của Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, cô khởi nghiệp với nghề người mẫu tại Sài Gòn. Với ngoại hình khá bắt mắt, phong cách mạnh mẽ, đam mê với nghề nghiệp Trang Trần nhanh chóng trở thành gương mặt nổi bật của sàn catwalk.  


Tuy nhiên, cô vướng không ít những scandal "vạ miệng", những phát ngôn, hành động khiến nhiều người khó chịu, thậm chí nhiều người còn lên tiếng mắng mỏ một nghệ sĩ mà phát ngôn như bà thịt cá người chợ.


Trang Trần là ai mà lại ‘ngổ ngáo’ đến vậy?
Người mẫu Trang Trần.


Bị bắt giam vì chống đối và lăng mạ công an


Đi taxi vào tuyến phố cấm Tạ Hiện, người mẫu Trang Trần bị lực lượng công an phường Hàng Buồm – Hà Nội yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Tuy nhiên thay vì nghiêm chỉnh chấp hành, Trang Trần đã tỏ thái độ bất hợp tác, thậm chí chửi bới, lăng mạ cán bộ chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ. Trang Trần vì muốn bênh vực người tài xế lái taxi đã nói: "Đường đêm làm gì có ai đi, sao không cho người ta đi?".


Trang Trần là ai mà lại ‘ngổ ngáo’ đến vậy?
Trang Trần bị đưa về trụ sở công an vì chống đối người thi hành công vụ.


Ngay sau đó cựu người mẫu đã bị đưa về trụ sở công an để làm việc, tại đây cô tiếp tục buông những lời lẽ xúc phạm và tỏ thái độ coi thường tới các cán bộ công an.


“Chữ ngắn, nông cạn thì đừng nói nhiều"


Khi tham gia Cuộc đua kỳ thú 2014, Trang Trần đã có nhiều câu nói làm tổn thương người bạn chơi Hiếu Nguyễn. Trong chặng đua tại Huế, cô liên tục trách móc Hiếu Nguyễn. Khi người bạn chơi lên tiếng giải thích thì Trang Trần lập tức chỉ tay và quát: "Anh im mồm đi". Thậm chí, cô còn mắng Hiếu Nguyễn rằng: "Chữ ngắn, nông cạn thì đừng nói nhiều".


Trang Trần là ai mà lại ‘ngổ ngáo’ đến vậy?
Hiếu Nguyễn và Trang Trần trong Cuộc đua kì thú.


Khi chương trình kết thúc, Trang Trần cũng không đến nhận giải và tuyên bố: "Tôi không muốn nhìn mặt ban tổ chức Cuộc đua kỳ thú". Cô cũng khẳng định sẽ không bao giờ tham gia vào bất cứ chương trình nào do đơn vị tổ chức gameshow Cuộc đua kỳ thú thực hiện.


"Tự o bế mình là người mẫu để làm gái bán dâm"


Trang Trần thẳng thắn cho rằng đa số người mẫu Việt sống dựa trên nghề bán dâm và họ không thể làm giàu một cách chân chính nếu không đi làm "gái": "Phải có 40% chân dài theo đại gia”.


Trong một bài phỏng vấn, cô nói: “Tôi đi vào bar, rất nhiều cô gái chân dài, đẹp lộng lẫy, họ ve vãn đàn ông và rồi đi đâu đó cùng những người đàn ông lạ. Tôi hỏi những người phục vụ, họ nói mấy cô đó là người mẫu. Tôi là người cực kỳ lăn lộn với nghề, có bất cứ người mẫu nào mới tôi đều biết mặt biết tên, vậy mà tôi không tài nào nhớ nổi…


Trang Trần là ai mà lại ‘ngổ ngáo’ đến vậy?
Trang Trần thẳng thắn lên tiếng tố người mẫu là “gái” bán dâm.


…có rất nhiều người mẫu, chắc họ cũng có làm người mẫu, nhưng làm người mẫu ở những sân khấu nào đó hoặc một năm đi diễn một lần cho các chương trình giao lưu, rồi cũng tự o bế mình làm người mẫu. Để đi cặp với đại gia. Nói trắng ra là đi làm gái bán dâm".


“Chửi” nghệ sĩ trong Showbiz Việt


Mới đây nhất, một đoạn video ghi lại cảnh người mẫu Trang Trần đang "say sưa" chửi bới nghệ sĩ Xuân Hương bằng những ngôn từ đầy tục tĩu khiến cư dân mạng bức xúc. Được biết, nguyên nhân vụ việc theo Trang Trần là do đàn chị Xuân Hương vào bình luận trên trang cá nhân của nữ người mẫu, nói rằng cô vô văn hóa, khiến Trang Trần "nổi điên" và đó là lý do cô "đăng đàn"... mắng lại.


Trang Trần là ai mà lại ‘ngổ ngáo’ đến vậy?
Hình ảnh Trang Trần livestream, đàn chị Xuân Hương vào bình luận.


Tuy nhiên, khi được hỏi về những lời bình luận này, nghệ sĩ Xuân Hương cho biết, bà không hề vào trang cá nhân của Trang Trần bình luận bất cứ điều gì. Bà cũng không hề hay biết chuyện Trang Trần công khai chửi mình cho đến khi được nhiều đồng nghiệp, khán giả thông tin.


Khẩu xà nhưng tâm phật


Gặp nhiều sóng gió tai tiếng vì những phát ngôn “không đúng chỗ” nhưng dường như không ai biết được Trang Trần lại là cô gái có xuất thân nghèo khó nhưng lại là người giàu lòng lương thiện.


Dù hoạt động nghệ thuật hay kinh doanh bận rộn đến đâu, hằng năm, Trang Trần vẫn tổ chức hàng trăm buổi từ thiện, tặng cơm miễn phí tại các chùa hay mang theo những nhu yếu phẩm thiết thực tới các vùng quê xa xôi nghèo khó.


Trang Trần là ai mà lại ‘ngổ ngáo’ đến vậy?
Không ngại gian khổ, sẵn sàng giúp đỡ người khác.


Chưa tìm được chỗ dựa cho cuộc đời mình, nhưng cô người mẫu gốc Hà Nội đã trở thành điểm tựa cuộc đời cho ba em bé mồ côi khi nhận các em làm con nuôi.


Trước khi có được vinh quang với nghề như ngày hôm nay, Trang Trần cũng từng lăn lội, vất vả kiếm sống nhưng chưa bao giờ cô chán nản vì đã lựa chọn con đường nghệ thuật. 21 tuổi cô chính thức bước chân vào nghề mẫu và đã đi những bước chân vững vàng để được công nhận là một người mẫu đúng nghĩa.

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, diễn ra buổi sơ duyệt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm. Vở chèo đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ. Buổi công diễn chính thức sẽ diễn ra vào ngày 24/5 tới đây.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trang Trần là ai mà lại ‘ngổ ngáo’ đến vậy?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO