Nhà thơ Nguyễn Duy cũng nhận định tại buổi tọa đà m Thơ Trần Dần tối 1/3 ở L'espace, Hà Nội: Nếu đời viết của đa số người cầm bút là công cuộc tìm tòi, gom nhặt, sà ng lọc chữ nghĩa, thì Trần Dần là người chế tạo chữ nghĩa mới.
Cái tôi trữ tình cũng là thằng
Theo giảng viên, thạc sĩ Hà Thị Hạnh, trong thơ ca bác học nói riêng và văn học chính thống nói chung, không ai xây dựng trực tiếp cái tôi trữ tình qua hình tượng thằng cả. Người ta có thói quen coi thằng là một đối tượng có tính phản diện. Thế nhưng thơ của Trần Dần đầy những thằng: thằng Thịt, thằng Truồng, thằng Tòi. Nếu liên tưởng đến những thằng Bửm, thằng Cuội trong văn học dân gian thì dễ nhận thấy cái tôi của Trần Dần có tính cách bất thường đầy thách thức.
Trước một cái tôi như thế, người ta thường vội và ng kết tội nó phản trữ tình hay tầm thường hóa con người. Cũng có người cho rằng nhà thơ bị ám ảnh tình dục triửn miên nên đã là m bẩn chữ, nhưng thạc sĩ Hà Thị Hạnh khẳng định đó là âm thanh bùng ra khi lòng náo động những tiếng kêu không tiếng và đó là cái tôi vô ngã.
ThS Hà Thị Hạnh, NPB Phạm Xuân Nguyên, nhà thơ Dương Tường, nhà thơ Hữu Việt tại buổi tọa đà m Thơ Trần Dần.
Cái tôi vô ngã chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời sáng tác của Trần Dần, trước nó là những giai đoạn khác (như cái tôi cách mạng), sau nó là một cái tôi đầy chiêm nghiệm. Nhưng theo thạc sĩ Hà Thị Hạnh, trong lịch sử thơ Việt, ít cái tôi nà o dám đẩy mình và o những tự thú hiện sinh như Trần Dần. Cho dù hoà i nghi, trăn trở hay sám hối đã trở thà nh cái ngườ¡ng mà một và i nhà thơ tiêu biểu cùng thời của ông chạm tới rồi dừng lại.
Chính vì sự khác thường đó, nhà thơ, dịch giả Dương Tường đã cho rằng Trần Dần là một ca đặc biệt trong văn học hiện đại Việt Nam. Với ông, không có sự sáng tạo là m thửa lòng nên mỗi giai đoạn viết, ông lại có những cách tân khác nhau. Chính Trần Dần đã là m cho người ta nhận ra rằng, thơ có thể là m bằng nhiửu cách.
Sức ảnh hưởng lớn hay không?
Từ Chiửu mưa - trước cửa (1944), Đi! Đây Việt Bắc! (1957), Cổng tỉnh (1960) đến 177 cảnh (hùng ca lụa - 1968) rồi Thơ mini (1987)..., người đọc vẫn nhận ra những trang viết mang cốt cách Trần Dần nhưng không bao giử tìm thấy điửu lặp lại. à”ng còn cùng người bạn thân Dương Tường thử nghiệm thơ thị giác với tập Thơ không lời (Dương Tường viết Đà n, xuất bản năm 2000).
Việc đòi chôn thơ mới của Trần Dần, theo nhà thơ Hữu Việt, chứng tử người dám đập vỡ, từ bử những thà nh công trước để sáng tạo những phong cách mới. Không phủ nhận có những giai đoạn viết của Trần Dần khó hiểu, nhưng theo Hữu Việt, sự khó hiểu ấy cho thấy ông vượt qua thời đại của mình. Chính ở khía cạnh nà y, thạc sĩ Hà Thị Hạnh khuyến cáo độc giả: Chúng ta chẳng thể phủ nhận ông một cách hồ đồ, cà ng không nên ái mộ ông một cách vội và ng khi chưa thấu sáng.
Nhà phê bình (NPB) Lại Nguyên à‚n cho rằng: chúng ta có quyửn nói Trần Dần là nhà thơ lớn nhất, có những cách tân táo bạo duy nhất, nhưng nếu khẳng định ông có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ kế tiếp thì không được. Bởi theo NPB nà y, nếu hửi các nhà thơ trẻ một thời như Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật... học ai, thì câu trả lời là họ không học Trần Dần.
Đến những năm 1990, khi thơ Trần Dần xuất hiện trở lại thì mới có một lớp nhà văn, nhà thơ khác đọc, nhưng họ tiếp nhận theo cách khác chứ chưa thể nói là ảnh hưởng. Bởi vậy, Lại Nguyên à‚n cho rằng không nên nói vử sự ảnh hưởng của thơ Trần Dần theo cách dễ dãi được.
Dù vậy, NPB Lại Nguyên à‚n nhìn thấy sự tìm tòi trong cả đời viết của Trần Dần là một kiểu tìm tòi khác biệt: Ở đâu đấy trong một cái xó nhử nhất, ông cũng không ngừng tìm kiếm. Sự tìm kiếm không tuyệt vọng.
Trần Dần (23/8/1926 - 17/1/1997), quê ở Nam Định, sống và là m việc tại Hà Nội. à”ng được đánh giá là người cách tân thơ cả hình thức lẫn tư tưởng, được truy tặng Giải thưởng Nhà nước vử Văn học nghệ thuật hồi tháng 3/2007. |