Tình yêu dành cho thiếu nhi của một nhà thơ

Tổ quốc| 17/07/2017 10:20

Thơ thiếu nhi là thể loại thơ khó viết, nên không nhiều nhà thơ theo đuổi đề tài này, bởi khi sáng tác, tác giả phải đặt mình vào ngôn ngữ, tâm lý của trẻ em để cảm, để hiểu và cho ra đời những bài thơ hồn nhiên, trong sáng. Tuy nhiên, với nhà thơ Dương Thuấn, đề tài thơ thiếu nhi luôn hấp dẫn ông, để trong nghìn bài thơ ông đã viết, thơ thiếu nhi chiếm một số lượng không nhỏ. Nhiều tập thơ thiếu nhi đã mang về cho ông những giải thưởng quý giá.

Tình yêu dành cho thiếu nhi của một nhà thơ - ảnh 1

Nhà thơ Dương Thuấn là người dân tộc Tày, ông sinh ra tại Bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Nơi có hồ Ba Bể, sông Năng, thác Đầu Đẳng, động Puông, núi Phja Bjoóc… mảnh đất gió núi, đại ngàn ấy chính là nguồn sữa văn hóa nuôi lớn tình yêu thi ca trong ông để sau này, ông trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tày nói riêng và thơ Việt Nam đương đại nói chung.

Có thể nói, bằng tình yêu với trẻ em, nhà thơ Dương Thuấn đã dành nhiều tình cảm và tâm huyết cho thơ thiếu nhi, những bài thơ thiếu nhi của ông luôn có sự trong sáng, hồn nhiên, tinh nghịch của trẻ em miền núi. Sáng tác cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ đáng kể trong thơ Dương Thuấn, các tác phẩm viết cho thiếu nhi tiêu biểu của ông phải kể đến tập Cưỡi ngựa đi săn, Bà lão và chích chòe, Trăng mã Pì Lèng, Dương Thuấn - Thơ với tuổi thơ, Chia trứng công… Năm 2010, Dương Thuấn là nhà thơ dân tộc thiểu số đầu tiên cho ra đời tuyển tập thơ song ngữ Tày - Việt dày 2.000 trang gồm ba tập, trong đó tập thứ ba là tập thơ dành riêng cho thiếu nhi.

Có thể nói, thơ thiếu nhi đã đem lại cho ông nhiều thành công, ngay từ năm 1986, ông đoạt giải khuyến khích cuộc thi Thơ viết cho thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức đã báo hiệu tương lai rộng mở cho một tài năng thơ. Năm 1992, với tập thơ đầu tay viết cho thiếu nhi Cưỡi ngựa đi săn, Dương Thuấn đã nhận được Giải A Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam. Cũng với tác phẩm này, cùng năm Dương Thuấn còn nhận thêm giải Nhất của Hội giao lưu văn hóa Nhật - Việt.

Hình ảnh thiên nhiên miền núi trong thơ Dương Thuấn hiện lên phong phú, đa dạng. Người đọc như cảm nhận được âm thanh của núi rừng, như đang đi dạo cùng trẻ em miền núi. Trong bài thơ Vào hè, nhà thơ Dương Thuấn viết:

“Măng vầu cởi áo

Mở lá cánh ve

Ông trời thở phè

Bay từng phoi lửa

Ông sấm ra cửa

Tập súng trên cao”

(Vào hè - Cưỡi ngựa đi săn)

Thế giới tuổi thơ tràn ngập sắc màu, với cây cỏ, chim muông đã đi vào thơ Dương Thuấn một cách tự nhiên, chân thực nhất. Những bài thơ ông viết cho trẻ em với những loại hoa quả chỉ có miền núi mới có được thể hiện qua những bài thơ Hoa mơ, Hoa lê, Bjoóc mạ, Hạt dẻ, Cây sau sau, Cây sui, Bứa, Xổ, Gắm, Bồ khai, Núc nác, Mùa hoa chít nở, Hồng sinh con, Mong dưa chín, Cây tre, Chuối rừng

“Mặc cho nắng táp

Mặc cho gió xoay

To bằng bàn tay

Dài như lưỡi mác”

(Núc nác - Chia trứng công)

Một thế giới thu nhỏ mang linh hồn của quê hương Bắc Kạn, của quê hương người Tày. Từ con ngựa ở tàu/ suốt đời ngủ đứng đến cá dưới vực sâu/ vừa bơi vừa ngủ. Chao ôi! Hình ảnh mới đáng yêu và dễ thương làm sao:

Cỏ cây đi ngủ

Lá khép vào nhau

Cá dưới vực sâu

Vừa bơi vừa ngủ

Con ngựa ở tàu

Suốt đời ngủ đứng

Con chim đậu vững

Ngủ trên ngọn cây

Con giơi ngủ ngày

Chân treo vòm đá

Tình yêu dành cho thiếu nhi của một nhà thơ - ảnh 2

Cuộc trò chuyện ngộ nghĩnh của ếch và cá rô được nhà thơ Dương Thuấn miêu tả hết sức hồn nhiên:

Một đêm mùa hạ

Trời đầy trăng sao

Có một chú ếch

Ngồi ở bờ ao

Mồm luôn đớp đớp

Uống bóng trăng vào

Cá rô thấy lạ

Mới hỏi làm sao

Ếch bảo cố đớp

Ăn hết trăng sao

Cho trời tối lại

Thành cơn mưa rào

Cá rô nghe vậy

Cười sủi cả ao.

Cái nhìn vui vẻ trong veo của trẻ em với thế giới xung quanh đã vang lên trong những câu thơ của nhà thơ Dương Thuấn. Nguồn nước quê hương Hồ Ba Bể ngọt ngào đã được nhà thơ miêu tả lại:

Tiếng chim hót trong veo

Làm xanh biếc da trời

Con chim đã uống nước

Hồ Ba Bể đấy thôi.

Thơ trẻ em dân tộc thiểu số mang vẻ đẹp ở sự diễn đạt giản dị, mộc mạc. Vẻ tinh nghịch, hồn nhiên của những đứa trẻ quen sống với núi rừng được nhà thơ gọi là những em bé xứ Mây:

Những em bé xứ Mây

Tóc nâu

Da thơm mùi cỏ

Chạy đuổi theo trăng

Trăng chạy xuống nước

Cả lũ đứng cười ha hả.

Đề tài trẻ em luôn cuốn hút nhà thơ vì ông cũng thường xuyên hay chơi và quan sát trẻ em. Ông rất thích thú khi làm thơ cho trẻ em đọc, do đó những tứ thơ cho trẻ em được hình thành rất nhanh mỗi khi ông quan sát thế giới xung quanh.

Mặc dù đã xa quê từ lâu, kể từ khi tham dự học khóa IV trường Viết Văn Nguyễn Du và tốt nghiệp xuất sắc ở vị trí thủ khoa năm 1992 được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở trường, sau đó về công tác tại báo Thiếu niên Tiền Phong. Sống và viết ở Hà Nội từ bấy đến nay, nhưng tình cảm với quê hương vẫn luôn ở trong ông. Ông cho rằng, kỷ niệm đối với người sáng tác rất quan trọng. Từ những kỷ niệm sẽ hình thành tác phẩm văn học, rất nhiều kỷ niệm về quê hương bản Hon yêu dấu đã đi vào thơ Dương Thuấn một cách dung dị và tự nhiên do đó, hằng trăm bài thơ về trẻ em đã được sinh ra một cách dung dị và tự nhiên như thế.

(0) Bình luận
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chiến sỹ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chiến sỹ Điện Biên của tác giả Vũ Lan Phương.
  • Mùa xuân Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa xuân Điện Biên của tác giả Nguyễn Địch Long.
  • Trước tượng đài chiến sĩ Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước tượng đài chiến sĩ Điện Biên của tác giả Lương Sơn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
Tình yêu dành cho thiếu nhi của một nhà thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO