Nguyễn Hoàng Linh dịch theo bản tiếng Hungary|20/08/2021 09:43
Truyện ngắn của James Wood
Người mẹ dịu dàng nhìn đứa trẻ sơ sinh:
- Con yêu khốn khổ của mẹ - bà vừa ru con vừa ngẫm nghĩ. - Liệu con có sống nổi không?
Bà lại nghĩ đến đứa con trước, chỉ sống được một thời gian vô cùng ngắn ngủi.
Không ai biết lý do. Không ai nói cho bà hay tại sao đứa con đầu của bà lại phải lìa đời. Điều đó vĩnh viễn là một bí ẩn khiến bà rất do dự: không biết vợ chồng bà có nên thử một đứa trẻ khác, ít lâu sau khi chuyện ấy xảy ra? Bà cảm thấy không thể chịu đựng nổi một mình nỗi bồn chồn, lo lắng, mệt nhọc suốt chín tháng trời, chỉ để cho ra đời một đứa bé sống trong chốc lát. Không ai đòi hỏi điều đó ở một người phụ nữ.
Nhưng chồng bà cho rằng, việc họ thử đến cùng một hài nhi sẽ mang tên họ ông và sẽ làm rạng danh cho gia đình bà, là điều hiển nhiên.
Có điều, đâu phải ông là người cảm thấy sự phát triển của chiếc tế bào tí ti sâu bên trong cơ thể bà, chừng nào nó chưa thành một con người bé nhỏ; đâu phải ông là người chiến đấu quyết liệt để giành giật sự sống cho nó, trước khi nó ra đời?
Đứa trẻ thở âm thầm, dường như biết bà mẹ nghĩ đến mình.
Sự đồng cảm ấy giữa bà mẹ và đứa bé thật kỳ lạ. Bà cũng thương đứa trẻ đầu, nhưng có phần từ xa, cách chừng một sải tay. Dường như bà cảm thấy đứa con đầu chỉ ở nhờ nơi bà và bà không thể tự cho phép mình quá trìu mến, quá thương yêu nó.
Nhưng đứa này, cái thằng bé nhăn nheo và không mấy xinh xẻo, bằng một cách nào đó, đã lọt vào tận tâm can bà mẹ, truyền những tình cảm của nó cho bà. Người mẹ biết lúc nào nó buồn nôn từ trước khi nó khóc. Bà cảm thấy mỗi khi nó muốn được cưng nựng và mỗi khi nó muốn ở một mình trong chiếc cũi gỗ trang trí cầu kỳ, sau tấm màn thêu màu kem.
Đứa trẻ biết cách hòa nhập vào những suy tư của người mẹ, nó biết cách thu hút sự chú ý về mình, bằng đôi mắt xanh có tác động gần như thôi miên. Người ta nói tất cả trẻ sơ sinh đều có cặp mắt xanh, song bà mẹ tin chắc đôi mắt xanh của con bà sẽ không đổi màu, nếu nó sống sót.
Mỗi khi đứa bé giương mắt nhìn, ánh mắt nó không như của những trẻ sơ sinh yếu ớt mà là cái nhìn của một con người gần như đã biết quả quyết, của một kẻ biết mình được yêu thương.
Từ đáy sâu tâm hồn mình, người mẹ cảm thấy con bà - bằng một cách nào đó - thật đặc biệt, và nó được giao phó một sứ mệnh nào đó, vì một lý do mà đến giờ vẫn chưa ai hay biết. Nhưng cảm giác lạ kỳ này chỉ khiến bà nở một nụ cười. Chẳng phải mọi bà mẹ đều cảm thấy thế ư? Chẳng phải tất cả các bà mẹ đều đoán chắc con mình là duy nhất, là đặc biệt và kỳ khôi?
Những ngón tay nhỏ bé bám vào ngón trỏ của người mẹ. Dường như nó muốn cho bà thấy quả thực nó là một đứa trẻ đặc biệt.
Có thể nó cũng sẽ thành một viên chức thành thị như cha nó, hoặc một bác sĩ, một nghệ sĩ, nhưng có thể nó sẽ là một nhà truyền giáo, sẽ giảng đạo cho những kẻ vô tội và bị áp bức trên toàn thế giới: nó sẽ cảm hóa những kẻ ngoại đạo và mang đức tin đến cho các đồng hương. Có lẽ sau này, một lúc nào đó...
Đứa trẻ đột nhiên dãy giụa trong vòng tay bà mẹ. Người mẹ ôm chầm lấy con mình và thầm cầu nguyện: đừng thêm những cơn kinh giật như thế nữa!
- Lạy Chúa, đừng lấy đi đứa bé này của con! - bà cầu khẩn. - Lạy Chúa, hãy để cho nó được sống! Con thề sẽ nuôi dạy nó thành một con chiên ngoan đạo, thành tấm gương cho mọi người.
Đứa bé lại dãy giụa. Bà mẹ cảm thấy sự quyết tâm, ước vọng được sống trong cơ thể nhỏ nhoi ấy. Nó không đầu hàng, cuộc sống quá quý báu đối với nó...
- Có công bằng không - bà mẹ nghĩ, khi một hài nhi nhỏ bé và yếu ớt ngần này lại phải trải qua từng ấy đau đớn? Tại sao những trẻ sơ sinh phải chịu đày đọa, khi biết bao lũ quỉ kinh tởm, vô đạo đức vẫn tự do sống cuộc sống của chúng? Sự tàn nhẫn đã không biết đến lương tri và công lý!
Cơn kinh giật dần dần dịu đi. Tứ chi đứa trẻ yên dần và những giọt nước mắt bắt đầu rỏ nhè nhẹ xuống bộ tóc đen của đứa trẻ, cho dù bà mẹ đã cố cầm lại. Đứa bé ngẩng lên nhìn và mỉm cười, ít nhất là bà mẹ tưởng như vậy. Dường như nó bảo:
- Đừng lo mẹ ạ, con không chết đâu. Còn lâu. Phải rất nhiều năm nữa.
Người mẹ cảm thấy nhẹ nhõm và thầm cám ơn Chúa Trời đã để cho con bà sống. Bà đưa đẩy dịu dàng và ru nó khe khẽ bằng một bài hát bà học hồi thơ ấu. Rồi bà nghĩ tới tuổi thanh xuân của chính bà cùng cuộc sống hiền hòa và an bình tại làng bản, nơi bà lớn lên: cảnh tượng tuyệt vời của những dãy núi xinh tươi được bao quanh bởi cánh rừng, bởi những người hàng xóm thân mật, luôn sẵn lòng giúp đỡ với câu phương châm mang tính bản năng: leben und leben lassen, hãy sống và để sống. Thật là những năm tháng hạnh phúc!
Rồi về sau, bà lấy chồng, một người đàn ông hơn bà nhiều tuổi, trước đó từng có một đời vợ. Họ chuyển từ thị trấn nhỏ im ắng ở vùng quê lên thành phố lớn nhộn nhạo, lạnh lẽo. Thời kỳ khó khăn tiếp đến. Tiền nong ít ỏi, ai nấy bồn chồn và họ còn đả động đến chuyện cách mạng.
Nhưng vào lúc này, bà mẹ hướng về tương lai, nơi con bà sẽ sống, và bà đoán chắc rằng nó sẽ để lại dấu ấn trong diễn tiến của thế giới. Có lẽ nó sẽ đem lại hòa bình, bình an và phẩm giá con người, nếu nó được sống sót.
Bà nhìn xuống đứa con đã chợp mắt và trong giấc mơ, nó siết chặt những ngón tay bà trong bàn tay nhỏ mũm mĩm.
Đầu tiên là phải rửa tội cho thằng bé, bà mẹ nghĩ. Bà không an tâm chừng nào đứa con bà chưa vào nước của Chúa Trời. Chồng bà thực ra không theo đạo. Ông chỉ tin vào quyền lực của nhà nước, vào giấc mộng của cái Đại đế chế được gây dựng bằng bạo lực và tranh chấp.
Nhưng con bà, bà thầm nghĩ, sẽ không theo dấu chân cha nó. Nó sẽ xóa bỏ những thảm cảnh chinh chiến và sự áp bức kẻ yếu. Bà mỉm cười trước khuôn mặt bình yên của đứa trẻ. “Những kẻ hiền hậu sẽ thừa kế mảnh đất này và hạnh phúc trong tình yêu bao la”, người mẹ nói và hôn lên mái tóc đen dính bết vào cái đầu nho nhỏ.
Đứa hài nhi trở mình, nghiến răng nhưng không thức dậy.
Ngày mai - người mẹ nghĩ - chúng ta sẽ làm lễ rửa tội cho nó.
***
Có điều, người ta không thống nhất tên họ đứa trẻ, nói đúng hơn, họ không tìm được một tên làm vừa ý cả cha lẫn mẹ nó. Cặp vợ chồng điểm qua danh mục vô tận của những cái tên, tìm hiểu ý nghĩa và những xuất xứ khác nhau của chúng. Họ muốn một tên phù hợp với đứa bé dịu dàng nhưng quả quyết này và đoán chắc nó sẽ trở thành một thanh niên đầy nghị lực, nhưng công minh. Họ muốn một tên mà cậu bé, và sau đó, người đàn ông ấy cũng phải tự hào, và cả thế giới có thể ngưỡng mộ.
Người chồng thích cái tên Herman, theo tự điển nghĩa là “người đàn ông dũng mãnh hoặc có vũ trang”, nhưng bà vợ không ưa cái nghĩa phụ, gợi nhớ đến những thảm cảnh chinh chiến và chết chóc. Bà muốn một cái tên gì đó quả cảm, nhưng nhân hậu và vương giả hơn. Một cái tên thích hợp cho một chủ soái, nhưng là một chủ soái được dẫn đường chỉ lối bởi phẩm giá và sự cảm thông.
Rồi bà chọn cái tên Adolf, trong thần thoại có nghĩa là “người anh hùng cao thượng”, một cái tên nghe thật ngắn ngủi và khác thường.
Bà nghĩ rằng Adolf tương đối mềm mại bên cạnh cái họ khá cứng cỏi và đọc lên thấy sắc nhọn: Hitler.
Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
Năm 2024, Hà Nội đang vững bước tiến tới mốc son 70 năm giải phóng Thủ đô, đưa Thủ đô ta bước lên tầm cao mới trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống từng người dân đủ chứa đựng những cứ liệu hùng hồn nhất về sự phát triển ngoạn mục vượt bậc này.
Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 15/10/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội với Viện Văn học Pakistan.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sỹ, nghệ sỹ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Ngày 20/11, nghệ sĩ đàn tỳ bà Vũ Diệu Thảo ra mắt album Bụi phấn. Đây là sản phẩm âm nhạc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm gắn bó với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong vai trò giáo viên đàn tỳ bà của nghệ sĩ Diệu Thảo.
Sáng nay 20/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và quán triệt một số nội dung trọng tâm trong thực hiện...
Để hoàn thiện diện mạo kiến trúc Đại nội Huế và góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đầu tư phục hồi di tích Đại Cung Môn (Đại nội Huế).
Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.