Tiếp tục nghiên cứu và phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ

Thạch Vũ| 10/01/2023 21:00

Chiều 9/1, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã làm việc với Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ về công tác tiếp tục nghiên cứu, phát huy giá trị di sản.

z4026952683971_e820d2dc7a3c8f7f4f7b0c0721a62c92.jpg
Khai quật nội thành di sản Thành nhà Hồ đã phát hiện ra nhiều kiến trúc độc đáo.

Báo cáo công tác khai quật khảo cổ học từ năm 2000 đến nay, đại diện lãnh đạo Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết: Gần 3 năm qua các nhà khảo cổ học, các nhà khoa học đã tổ chức nhiều cuộc khai quật khảo cổ có quy mô tương đối lớn tại di sản Thành nhà Hồ. Tiêu biểu là cuộc khai quật 25.000m2 tại nội thành, phát hiện 4 cụm dấu tích có niên đại Trần - Hồ, 2 cụm kiến trúc Lê Sơ, 1 cụm kiến trúc thời Lê Trung Hưng; làm rõ hiện trạng, dấu tích, cấu trúc, vật liệu xây dựng con đường Hoàng Gia. Đây là những minh chứng quan trọng về tính toàn vẹn, tính xác thực và khẳng định giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Thành nhà Hồ.

Các cuộc khai quật khảo cổ với nhiều phát hiện mới đóng góp vào việc tìm hiểu cấu trúc, kiến trúc Thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử; chứng minh giá trị từ sự nguyên vẹn của những nền móng, kiến trúc được bảo tồn với chất lượng rất tốt dưới lòng đất trong hơn 600 năm trường tồn của di sản. Đây cũng là nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong thực hiện khuyến nghị của ICOMOS, trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản Thành nhà Hồ theo đúng tinh thần của Công ước 1972 của UNESCO.

Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Christian Manhart ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của chính quyền địa phương, các chuyên gia trong đầu tư nghiên cứu, khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ và đề nghị Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cần làm tốt công tác tư liệu hóa quá trình nghiên cứu, khai quật và từng bước phát hiện được các hiện vật chi tiết, kỹ lưỡng hơn nữa; đồng thời thực hiện bản đồ quét bằng công nghệ quét không xâm lấn để mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác khai quật.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Tọa đàm “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng”
    Sáng 17/5, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng” nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5/2024.
  • Cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số
    Định danh số 10 cổ vật triều Nguyễn và ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse đầu tiên tích hợp Apple Vision Pro.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tiếp tục nghiên cứu và phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO