Phát hiện ra Cấm thành ở Cố đô Hoa Lư

Thạch Vũ| 30/12/2022 10:13

Ngày 28/12, Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) tỉnh Ninh Bình cho biết đơn vị này vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam có báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ tại di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình).

z3996991578506_e876f272fee3611089977c3b12875d2c.jpg
Khu vực khai quật xung quanh chùa Nhất Trụ.

Báo cáo nêu rõ, năm 2022, các nhà nghiên cứu đã mở 5 hố khai quật khảo cổ với tổng diện tích 900 m2 tại khu vực cánh đồng Nội Trong, cánh đồng Hang Trâu và vườn chùa Nhất Trụ. Đây là những địa điểm đã được xác định có tư liệu vật chất của các công trình kiến trúc cung điện, cùng các ngôi chùa và miếu thời Đinh - Tiền Lê thế kỷ 10, thuộc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.

Hiện tại, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích quan trọng về địa tầng văn hóa, những di vật như sành, đất nung và đồ gốm men. Đặc biệt là những cấu kiện bằng gỗ - hiện vật của các công trình kiến trúc cổ. Khu vực Cấm thành là nơi ở của hoàng gia đã dần phát lộ. Trong đó, cánh đồng Nội Trong được nhận định là khu vực Hậu cung - nơi ở của hoàng thái hậu, hoàng hậu cùng các phi tần, cung nữ. Tại đây, nhiều hiện vật như gạch, ngói có niên đại trước thế kỷ 10 vẫn được nhà Đinh - Tiền Lê sử dụng xây dựng. Những tư liệu thu thập ở khu vực này chứng minh nhà Đinh và sau đó là nhà Tiền Lê đã xây dựng kinh đô trên khu vực trước đây từng là trị sở (chỉ nơi có cơ quan đầu não thời phong kiến) của Trường Châu (thời thuộc Đường), tuy nhiên không gian kiến trúc lớn hơn so với không gian trị sở thời Bắc thuộc.

Các hố khai quật ở địa điểm cánh đồng Hang Trâu đã xác định nơi đây là không gian chuyển đổi giữa hai không gian kiến trúc khu Chính điện và Hậu cung của kinh đô Hoa Lư. Vào thời Đinh, đây là một khu vực sân vườn với những cây cổ thụ mọc trên địa hình tự nhiên. Đến thời Tiền Lê, nó chuyển đổi thành một nền sân đất nện được đắp bồi rất rộng. Như vậy, ngay từ lần đầu tiên tiến hành khai quật nghiên cứu, địa điểm Hang Trâu đã góp thêm những tư liệu mới để có nhận thức rõ ràng hơn về quy hoạch chung của nội đô Hoa Lư.

Chùa Nhất Trụ được lịch sử biết đến là ngôi quốc tự đầu tiên của Nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước độc lập tự chủ đầu tiên của VN. Ngoài cột kinh bằng đá được vua Lê Đại Hành dựng năm 996, đợt khảo cổ năm 1991 do Bảo tàng Hà Nam Ninh thực hiện đã phát hiện những dấu tích có thể là móng trụ của một công trình kiến trúc có quy mô lớn nằm gần cột kinh bằng đá hiện còn. Đợt khai quật năm 2022 đã tiếp tục làm xuất lộ thêm 2 công trình kiến trúc phân bố ở phía đông bắc chùa. Những dấu tích kiến trúc thu thập qua các đợt khai quật đã góp phần xác định trong không gian chùa Nhất Trụ xưa bao gồm nhiều đơn nguyên kiến trúc khác nhau.

Kết luận ban đầu cho biết, các nghiên cứu khảo cổ học năm 2022 tiếp tục xác định chi tiết hơn không gian phân bố các công trình kiến trúc ở Cấm thành và Hoàng thành Hoa Lư. Các dấu tích khảo cổ ở Nội Trong và Hang Trâu ghi nhận mặt bằng tổng thể Cấm thành Hoa Lư gồm 2 khu vực: Khu trung tâm được nhà Đinh - Tiền Lê xây dựng khi lựa chọn nơi đây làm kinh đô mở nước, cũng chính là Khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay. Khu Hậu cung nằm về phía nam khu trung tâm, là nơi vốn có các kiến trúc thuộc trị sở Trường Châu trước thế kỷ 10, sau đó được nhà Đinh - Tiền Lê tiếp tục tái sử dụng (từng phần hoặc lấy vật liệu kiến trúc).

Bài liên quan
  • Tập huấn kiến thức tu bổ, tôn tạo di tích
    Ngày 21/12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tập huấn kiến thức tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn Hà Nội năm 2022 cho cán bộ, công chức các phòng văn hóa - thông tin; lãnh đạo các xã, phường, thị trấn và cán bộ chuyên trách công tác văn hóa cơ sở, các trưởng ban quản lý di tích… trên địa bàn thành phố.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Phát hiện ra Cấm thành ở Cố đô Hoa Lư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO