Tập huấn kiến thức tu bổ, tôn tạo di tích

Phương Anh| 22/12/2022 10:11

Ngày 21/12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tập huấn kiến thức tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn Hà Nội năm 2022 cho cán bộ, công chức các phòng văn hóa - thông tin; lãnh đạo các xã, phường, thị trấn và cán bộ chuyên trách công tác văn hóa cơ sở, các trưởng ban quản lý di tích… trên địa bàn thành phố.

Hà Nội là địa phương hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhất cả nước. Những năm qua, bên cạnh nhiều công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, hoạt động tu bổ, tôn tạo, vẫn còn nhiều địa phương còn lúng túng, thiếu chủ động trong hướng dẫn, thực hiện bảo tồn, tôn tạo, nhiều nơi khác thiếu sâu sát, thậm chí buông lỏng quản lý, dẫn đến tình trạng tu bổ không phép, sai phép, trái quy định… làm biến dạng di tích.

Lớp tập huấn kiến thức được tổ chức nhằm bồi dưỡng, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa, đồng thời là dịp để các địa phương học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về công tác bảo tồn di tích, bảo tồn di sản, cũng như đưa ra những vấn đề còn bất cập trong công tác quản lý di tích để cùng đề xuất giải pháp tháo gỡ…

Phát biểu tại sự kiện, bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND, trong đó có nhiệm vụ tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo, với tổng kinh phí hơn 14 nghìn tỷ cho 579 di tích trên địa bàn. Đây là chủ trương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, song đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, cụ thể là hoạt động tu bổ, tôn tạo trong thời gian tới.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tập huấn kiến thức tu bổ, tôn tạo di tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO