Thụy Khuê - cung đường kể sử

HNMCT| 03/01/2021 14:44

Nếu muốn tìm một “Hà Nội Kẻ” xưa cũ thì không cần đi đâu xa, hãy về Kẻ Bưởi. Dù không thiếu những tòa ngang dãy dọc nhưng nếp xưa vẫn hiển hiện bất cứ nơi đâu. Qua những chiếc cổng cổ, đi vào sâu trong ngõ, đôi khi bắt gặp những khoảnh khắc như bị “bỏ quên”. Trong ngóc ngách Kẻ Bưởi, ta tìm được ký ức Thăng Long, qua những câu chuyện làng, chuyện nghề...

Thụy Khuê - cung đường kể sử
Cổng đình An Thọ trên phố Thụy Khuê.

Nghề làm giấy dó xưa

Những con ngõ lắt léo vùng Kẻ Bưởi luôn ẩn chứa bất ngờ. Nhà cửa san sát, một chiếc cổng cổ, một nếp nhà xưa có thể “đợi” ta ở bất cứ chỗ nào. Ngoài kia phố xá, trong này, người ta vẫn gọi nhau thân thương: “Làng mình”. Nghề cũng chẳng còn. Nhưng người cao niên chưa bao giờ thôi hoài niệm. 

Người ta kể rằng, xưa từ tờ mờ sáng, tiếng chày “thình thịch” đã vang động cả một vùng. Làm giấy vất vả. Vỏ cây dó ngâm nước vôi từ trước, nấu lên. Thợ giấy phải giã dó từ mờ sương tạo thành thứ bột nhuyễn, để sáng ra, các chị, các bà kịp đưa vào tàu seo, cho ra những tấm giấy dai bền hàng trăm năm. Ai mà ngờ được, tiếng “thình thịch” đó lại trở thành “tiếng chày thơ”: “Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ” hay “Chày Yên Thái nện trong sương chuểnh choảng/ Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co”. Suốt bao thế kỷ, giấy dó được dùng để viết sách, đề thơ, vì thế, người xưa rất trân trọng thứ vật liệu này.

Trong các loại giấy dó, dó lụa là thứ giấy cao cấp nhất. Bí quyết vốn độc quyền bởi dòng họ Nguyễn Thế ở thôn Đông Xã (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ). Ông Nguyễn Thế Đoán là người cuối cùng của dòng họ giữ bí quyết ấy. Nhiều năm, ông chuẩn bị sẵn nguyên liệu, tàu seo, liềm seo... mong có ngày cho ra mẻ giấy đầu tiên của Kẻ Bưởi trong thế kỷ XXI. Tiếc rằng, giờ ông đã mang theo ước vọng ấy về với tổ tiên.

Thụy Khuê - cung đường kể sử
Đền Voi Phục trên phố Thụy Khuê.

Nhưng cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mở ra... Quận Tây Hồ đã xây dựng và triển khai dự án “Phục dựng mô hình nghề sản xuất truyền thống làm giấy dó thuộc làng Yên Thái xưa”. Giấy dó ngày càng được ứng dụng trong trang trí mỹ thuật, làm quà lưu niệm và tạo dấu ấn mạnh mẽ. Mới triển khai ở giai đoạn 1 nhưng dự án này đem đến hy vọng tái hiện hình ảnh làng nghề.

Tinh hoa nghề dệt lĩnh

Thụy Khuê là con phố có nhiều cổng làng nhất Hà Nội. Thật may, dù đô thị hóa thường cuốn đi dấu xưa làng cổ nhưng người Kẻ Bưởi đã giữ lại những cổng làng lưu dấu tháng năm như giữ lại một phần ký ức cha ông. Và bước qua những chiếc cổng ấy, càng thấy được nhiều hơn những lớp lang lịch sử. Người Yên Thái, Đông Xã, Hồ Khẩu tự hào về giấy dó, thì người Trích Sài có niềm tự hào riêng: “Nhắn ai trẩy chợ kinh thành/ Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về”. Từ sợi tơ tằm, người ta dệt lên nhiều loại vải khác nhau. Nhưng dệt lĩnh, chỉ có ở đất Kẻ Bưởi.

Lụa thì nhiều nơi làm được. Nhưng lĩnh Bưởi quý bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Cứ năm sợi tơ tằm mới chọn được một sợi dệt lĩnh. Thứ tơ được loại ra sau khi chọn để dệt lĩnh mới dùng để dệt lụa. Vì thế, lĩnh có những đặc tính quý hơn lụa tơ tằm. Lĩnh Bưởi mềm, nhẹ, sóng sánh theo mỗi bước chân đi. Lụa tơ tằm mặc một lúc là dễ nhàu, nhưng lĩnh Bưởi có thể dùng tay vò mà vẫn giữ dáng phẳng mịn. Chưa hết, 5 người học, may ra mới có một người nối được nghề. Muốn dệt một tấm lĩnh phải cần 4 - 5 người phục vụ. “Nhạc trưởng” và thợ phụ phải phối hợp ăn ý mới có thể ra được tấm lĩnh đúng chất, có độ bắt sáng kỳ diệu. Tấm lĩnh quý thế, nên xưa chỉ dành cho vua quan hoặc những gia đình quyền quý.

Thụy Khuê - cung đường kể sử
Khách hàng chọn xem lĩnh Bưởi tại cửa hàng Lụa Hà trên phố Thụy Khuê.

Lĩnh Bưởi vốn đã thất truyền. Cả làng không còn ai dệt kể từ năm 1954. May thay, có một người con gái Trích Sài - chị Vũ Thị Minh Hoàng tâm huyết với nghề. Lúc chị tìm đến dệt lĩnh, cả làng chỉ còn cụ Phùng Văn Thiêm nhớ được kỹ thuật chọn tơ, dệt vải. Qua lời cụ Thiêm tả, chị Hoàng đem đi dệt. Dệt xong lại về báo cáo cụ. Cứ làm đi làm lại bao nhiêu lần, mãi đến năm 2009, cụ mới bảo: “Đây mới thực là lĩnh Bưởi”. Cuối đường Thụy Khuê bây giờ có một ngôi nhà cổ, trang trí lối xưa, mang biển “Lụa Hà”. Đó là cửa hàng bán lĩnh Bưởi duy nhất và là “gạch nối” quá khứ với hiện tại của vùng đất này.

Cái giàu có của đất Thăng Long là hễ “động” vào đâu cũng thấy một kho huyền tích. Nhưng có lẽ, không đâu như đường Thụy Khuê - con đường chạy xuyên qua Kẻ Bưởi độ nào. Nhiều người vẫn gọi đấy là cung đường “kể sử” của đất Thăng Long. Không chỉ vì dấu ấn quá khứ đọng lại, mà còn bởi, nếu nghề giấy cho ta thấy truyền thống vùng đất học - đất văn thì nghề lĩnh lại là ánh xạ của người Tràng An tinh tế trong thẩm mỹ...

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Thụy Khuê - cung đường kể sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO