Thực khách trong ngoài nước háo hức thưởng thức phở cùng tương ớt CHIN-SU

PV| 11/12/2022 21:38

Từ ngày 9/12 đến 12/12/2022, tương ớt phở CHIN-SU đã góp phần tái hiện không gian phở xưa mang đậm phong vị ẩm thực truyền thống. Người làng Vân Cù – quê hương của phở cùng hàng ngàn khách tham quan đã tận mắt chứng kiến những đầu bếp tài hoa chế biến phở và hào hứng hòa mình vào các hoạt động “Ngày của Phở” vô cùng hấp dẫn diễn ra xuyên suốt 4 ngày.

nhung-gia-vi-quen-thuoc-voi-pho(1).jpg
Những gia vị quen thuộc với phở

Là ngôi làng có nghề truyền thống nấu phở hàng trăm năm tuổi nhưng chưa lúc nào người làng Vân Cù được hòa mình trong một không gian phở quy mô và thu hút thực khách đông đảo như vừa qua. Đem tới hương vị phở truyền thống, bên cạnh hàng chục gian hàng của người làng Vân Cù là hàng trăm gian hàng đến từ rất nhiều thương hiệu phở nổi tiếng, thuộc các vùng miền khác nhau. Trưa ngày 11/12, lượng khách thập phương đổ về ngày một đông, tại nhiều gian hàng, khách xếp hàng chờ nước dùng sôi để tới lượt để thưởng thức. Và tấc nhiên, đã ăn phở là không thể quên tương ớt phở CHIN-SU. Một chút cay cay hòa quyện cùng nước phở nóng hổi trong ngày đông Bắc Bộ giúp món phở trở nên tròn vị hơn bao giờ hết.

pho-mien-nao-cung-khong-the-thieu-chin-su.jpg
Phở miền nào cũng không thể thiếu CHIN-SU

Trước đó, ngày 10/12, 1.000 tô phở “chiêu đãi” bà con làng Vân Cù đã được diễn ra ngay tại sân đình làng. Không khí nô nức của ngày hội lan tỏa tới mọi lứa tuổi. Những em bé chưa biết đi cũng được bế trên tay, các cụ già, bô lão trong làng cũng có mặt từ rất sớm, thanh niên, trung niên của làng dù đi làm ăn xa cũng về dự hội. Dường như đã quen với việc ăn phở là phải có tương ớt CHIN-SU, trên tất cả các bàn đều không thể thiếu tương ớt phở CHIN-SU. Bà Vũ Thị Nhung, 79 tuổi, xóm 9, làng Vân Cù bế cháu nhỏ trên tay, vừa thưởng thức phở vừa cho biết: “Lúc nào ăn phở, bà cũng cho thêm tương ớt này. Kể cả khi ăn các món ở nhà và khi bán phở cho khách cũng đều để sẵn tương ớt CHIN-SU ở trên bàn.”

Cũng trong sáng ngày 10/12, gần 20 đại sứ, các nhà ngoại giao đang công tác tại Việt Nam đã có buổi trải nghiệm phở Việt tại Nam Định, nơi được biết đến là “cái nôi” của phở Việt. Bên cạnh đó, “Ngày của Phở” còn thu hút rất đông sự quan tâm của du khách nước ngoài. Anh Chad Richard Kubanoff, một người Mỹ có vợ Việt, nổi tiếng với các video về phở trên kênh TikTok @chadkubanoff hơn nửa triệu người theo dõi cũng có mặt tại làng Vân Cù từ ngày 9/12 chia sẻ: “Tôi có thể đưa một tô phở cho hầu hết mọi người trên hành tinh này và họ sẽ không cảm thấy lo lắng gì mà nếm thử, và ngay cả khi họ không ăn thịt bò, chúng ta có thể phục vụ họ phở gà. Khó ai có thể cưỡng lại một tô "súp" nóng hổi, đậm đà hương vị, mộc mạc mà dễ chịu". Anh cũng tự tin đưa ra nhận định: "Thật khó để tưởng tượng một món ăn nào có thể làm tốt hơn phở trong việc quảng bá ẩm thực Việt Nam ra khắp thế giới”.

thuc-khach-nuoc-ngoai-tham-gian-hang-tuong-ot-pho-chin-su.jpg
Thực khách nước ngoài thăm gian hàng Tương ớt phở CHIN-SU
tuong-ot-va-giam-toi-chin-su-la-cap-doi-khong-the-thieu-cua-pho.jpg
Tương ớt và giấm tỏi CHIN-SU là cặp đôi không thể thiếu của Phở

Là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh món phở truyền thống nói riêng và tôn vinh văn hóa ẩm thực Việt nói chung, "Ngày của Phở" còn là cầu nối để các cá nhân, tổ chức được đồng hành và góp phần lan tỏa giá vị văn hóa Việt đến với rộng khắp người dân, bạn bè quốc tế.

Trong sự kiện "Ngày của Phở" năm nay, CHIN-SU vinh dự được đồng hành sâu sắc trong nhiều hoạt động truyền thống ấn tượng và ý nghĩa. Đại diện CHIN-SU nhấn mạnh, là doanh nghiệp đi cùng với ẩm thực Việt trong nhiều năm cũng như thương hiệu tương ớt phở CHIN-SU không thể thiếu trong nhiều món phở, doanh nghiệp mong muốn được song hành cùng chương trình trong nhiều năm tiếp theo để có thể góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam và tiếp tục lan tỏa nét văn hóa phở đến với cộng đồng trong và ngoài nước.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Tạo sức bật cho hoạt động đổi mới sáng tạo Thủ đô từ quy định thử nghiệm có kiểm soát
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có điểm mới rất đáng chú ý khi cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát với công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế, với phạm vi được giới hạn. Quy định thử nghiệm có kiểm soát sẽ tạo sức bật và khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thủ đô phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
  • Nỗ lực cho những bước tiến của văn học nghệ thuật
    Năm 2024, Hà Nội đang vững bước tiến tới mốc son 70 năm giải phóng Thủ đô, đưa Thủ đô ta bước lên tầm cao mới trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống từng người dân đủ chứa đựng những cứ liệu hùng hồn nhất về sự phát triển ngoạn mục vượt bậc này.
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Diễn đàn “Huế - Sáng tạo để phát triển bền vững - Hue Innovation Day 2024”
    Các chuyên gia, nhà khoa học… hiến kế những chiến lược, ý tưởng, mô hình để hiện thực hóa “Phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế trong bối cảnh liên vùng hướng đến nền kinh tế xanh”
  • Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc diễn ra đầu tháng 11
    Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI với chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa”, quy tụ đại diện từ 8 tỉnh Đông Bắc là sự kiện thường niên có quy mô lớn nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc vùng Đông Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • Hòa nhạc "Những giai điệu vượt thời gian" tại Hà Nội
    Những bản nhạc cổ điển trứ danh của 4 nhà soạn nhạc vĩ đại gồm: Bach, Haydn, Mozart và Beethoven sẽ được các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời trình diễn trong 2 đêm, 8 và 9/11, tại Hà Nội.
  • Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ
    Sáng 18-10, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) đối với công trình vườn hoa hồ Thiền Quang.
  • Chiêm ngưỡng hình tượng rồng hiện diện, kiêu hãnh ở “trung tâm quyền lực” của triều Nguyễn
    Sau gần 3 năm “Đại trùng tu”, công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn điện Thái Hòa được trang trí hình tượng rồng đang dần được hoàn thiện và chờ ngày đón khách tham quan.
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
Thực khách trong ngoài nước háo hức thưởng thức phở cùng tương ớt CHIN-SU
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO