Văn hóa

Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô

Ly Ly 28/09/2024 15:54

Hoạt động thư viện lưu động trên địa bàn Thủ đô do Thư viện Hà Nội (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ) chủ trì thực hiện gồm các nội dung như: Phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới, bán sách.

Ngày 28/9, Thư viện Hà Nội phối hợp với Trung tâm Văn hoá – Thông tin và Thể thao quận Long Biên tổ chức Chương trình phục vụ thư viện lưu động năm 2024 tại Công viên Long Biên, phố Vạn Hạnh, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội.

7.jpg
Gian trưng bày giới thiệu sách của Chương trình phục vụ thư viện lưu động năm 2024 tại Công viên Long Biên.

Chương trình nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 29/11/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phát triển mô hình đọc sách trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025, Công văn số 3436/SVHTT-TV ngày 7/9/2023 của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm 2024 trong lĩnh vực thư viện; Kế hoạch số 378 /KH-SVHTT ngày 31/5/2024 của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội về tổ chức hoạt động thư viện lưu động năm 2024.

4.jpg
Nhiều thể loại sách của các nhà xuất bản được giới thiệu tại thư viện lưu động.

Các địa điểm dự kiến triển khai chương trình thư viện lưu động năm 2024 trên địa bàn Thủ đô bao gồm: Công viên Đống Đa (quận Đống Đa); Vườn hoa Hàng Đậu (quận Ba Đình); Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng); Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm); Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy)…

3.jpg
Em Nguyễn Chi Khiêm cùng nhiều độc giả đang đọc sách, vẽ tranh tại thư viện lưu động.

Đang mải mê tìm đọc sách tại gian trưng bày của Chương trình phục vụ thư viện lưu động năm 2024 tại Công viên Long Biên, em Nguyễn Chi Khiêm, học sinh lớp 5 hào hứng cho biết: “Từ khi còn là học sinh lớp 1 con đã rất thích đọc sách, lâu nay, nơi con ở rất ít các thư viện có nhiều sách hay như thế này, do vậy, con rất vui khi tình cờ được đọc sách tại Chương trình thư viện lưu động. Con hay đọc sách hạt dẻ (người thật, việc thật). Con cũng hay tham gia các cuộc thi giới thiệu sách và truyện tại trường.

Đối với con, hình thức thư viện lưu động này rất tiện lợi và hay. Mỗi lần đọc sách con đều cảm thấy vui vẻ hơn. Đọc sách mang lại cho con kiến thức và niềm vui. Con mong muốn sẽ thường xuyên có các chương trình thư viện lưu động như thế này để con và các bạn có thể đọc sách ngay cả trong thời gian đi tập thể dục, đi dạo trong các vườn hoa, công viên.

Em Nguyễn Chi Khiêm

img_3714.jpeg
Đông đảo các em học sinh tham gia Chương trình thư viện lưu động tại Công viên Long Biên.


Hoạt động thư viện lưu động được tổ chức thường niên với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, xây dựng, duy trì và phát triển phong trào đọc sách trong nhân dân, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, xây dựng xã hội học tập trên toàn Thành phố. Đồng thời, tạo cho người dân thói quen sử dụng thư viện: Hướng dẫn phương pháp lựa chọn sách, thiết lập kỹ năng đọc sách; hướng dẫn sử dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học tập, giải trí của người dân.

img_3715.jpeg
Độc giả nhiều lứa tuổi tham quan Chương trình thư viện lưu động tại Công viên Long Biên.

Tham quan gian trưng bày của Chương trình thư viện lưu động tại Công viên Long Biên, chị Thu Trang, một luật sư đang sinh sống tại quận Long Biên chia sẻ, văn hoá đọc gần như là quan trọng nhất và dễ phổ biến tới tất cả mọi người. Đọc sẽ mang lại cho chúng ta kiến thức và tri thức, cao hơn nữa là trí tuệ. Từ thuở nhỏ đến hiện tại khi đã xây dựng gia đình và có con cái; từ khi ở Hà Nội còn rất khó để tìm những cuốn sách thì mỗi một ngày chị đã tự xây dựng một kế hoạch đọc sách cho bản thân (mỗi một ngày chị đều phải sưu tập một cuốn sách, và dần xây dựng cho mình “một thư viện nhỏ” ngay tại nhà).

1.jpg
Thư viện lưu động thu hút bạn đọc ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Chị Thu Trang mong muốn các cấp, các ngành ngày càng chú trọng, quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng các đề án, phương án nhằm phát triển văn hoá đọc đến từng trường học, từ giai đoạn tiền đề của trẻ: cấp mầm non, tiểu học; ngày càng có nhiều hoạt động tuyên truyền, hội thảo, triển lãm giới thiệu sách để phát triển văn hoá đọc trên địa bàn Thủ đô.

Có nhiều loại sách để đọc như: sách in, sách điện tử… Làm thế nào để thông qua văn hoá đọc, trong đó đọc sách thực sự sẽ trở thành một thói quen và phát triển thành nhu cầu thiết yếu đối với thế hệ học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của Thủ đô và đất nước; giúp thế hệ trẻ bồi đắp tri thức để có thể góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội và đất nước ngày càng vững mạnh.

Chị Thu Trang

Theo Kế hoạch, hoạt động thư viện lưu động sẽ được tổ chức vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần tại các công viên, vườn hoa các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.

Dự kiến Chương trình phục vụ thư viện lưu động năm 2024 trên địa bàn Thủ đô lần tới sẽ được triển khai tại Công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai và Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, sáng 29/11/2024, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã đến tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Thành phố Hà Nội).
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
    “Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.
  • Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô
    Bám sát nhiệm vụ của Trung ương về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết cùng các văn bản, chỉ thị về xây dựng xã hội học tập, đặc biệt phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Âm nhạc Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động trong năm 2025
    Sáng ngày 27/12, hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Hội Âm nhạc Hà Nội đã diễn ra tại nhà văn hóa quận Đống Đa (22 Đặng Tiến Đông). Hội nghị có sự tham gia của các lãnh đạo các sở, ban ngành, đại diện lãnh đạo các hội chuyên ngành và đông đảo hội viên.
  • Di sản văn hóa: Nguồn cảm hứng nghệ thuật cho các không gian sáng tạo tại Thủ đô
    Nằm trong lòng Thủ đô Hà Nội, các di sản văn hóa không chỉ là biểu tượng của quá khứ, mà còn là nguồn cảm hứng dồi dào cho các không gian sáng tạo, nơi nghệ thuật hiện đại gặp gỡ và giao thoa với truyền thống. Việc khai thác và phát huy nguồn lực di sản văn hóa cho xây dựng các không gian sáng tạo tại các điểm đến của Thành phố đã góp phần định vị thương hiệu sáng tạo của Hà Nội và thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: Một năm hoạt động sôi nổi, hiệu quả
    Sáng ngày 26/12, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
  • Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết
    Sáng 27/12, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
  • Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi rét đậm, rét hại
    Từ đêm 27/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn và ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.
Đừng bỏ lỡ
Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO