Văn hóa

Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô

Huyền Anh 02/10/2024 17:04

Bám sát nhiệm vụ của Trung ương về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết cùng các văn bản, chỉ thị về xây dựng xã hội học tập, đặc biệt phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Sáng ngày 2/10, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024.

3(1).jpg
Quang cảnh Chương trình.

Tham dự Chương trình có các đồng chí: Đoàn Quỳnh Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội; Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; Bành Thị Mai Phương, Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội; Trần Tuấn Anh, Giám đốc Thư viện Hà Nội; Hoàng Quốc Việt, Trưởng phòng Văn hoá Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội.

2(1).jpg
Các đại biểu tham dự Chương trình.

Cuộc thi dành cho các thành viên trong gia đình (khuyến khích nhiều thế hệ trong gia đình cùng tham gia) bằng hình thức xây dựng video clip. Các gia đình xây dựng video clip, thời lượng chương trình dự thi là 10 phút; có thể sử dụng các hiệu ứng, kỹ xảo và đảm bảo về chất lượng hình ảnh, âm thanh; có độ phân giải tối thiểu là 640px x 480px; được lưu bằng định dạng phổ biến mp4, avi, mpeg, mkv, klv… phù hợp với việc đăng tải trên Youtube.

Nội dung thi gồm 3 phần; Phần 1: Màn chào hỏi (2 phút), giới thiệu từng thành viên trong gia đình, những hoạt động tiêu biểu về việc đọc sách trong gia đình (có thể lựa chọn một trong những hình thức nghệ thuật như: Thơ ca, hò vè…); Phần 2: Giới thiệu về tủ sách gia đình (4 phút), quay hình ảnh tủ sách gia đình và các hoạt động đọc sách của những thành viên gia đình; thuyết trình về việc xây dựng tủ sách gia đình nhằm lan tỏa, phát triển văn hóa đọc và gắn kết các thế hệ trong gia đình. Phần 3: Tuyên truyền giới thiệu sách (4 phút), giới thiệu về 1 tác phẩm trong tủ sách gia đình đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất với gia đình.

6(2).jpg
Phó Giám đốc Thư viện Hà Nội Vương Thị Lý báo cáo kết quả triển khai Cuộc thi.

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện, Phó Giám đốc Thư viện Hà Nội Vương Thị Lý cho biết, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 được triển khai từ tháng 7/2024 đã nhận được nhiều sự quan tâm chỉ đạo tổ chức và triển khai thực hiện của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố; đã tạo thành một hoạt động văn hóa sôi nổi trong mỗi gia đình. Ban Tổ chức đã nhận được video clip dự thi của 74 gia đình tiêu biểu của 22 quận, huyện, thị xã tham gia Cuộc thi cấp Thành phố.

“Một nhân tố quan trọng để xây dựng một xã hội học, đọc sách là gia đình, chính mỗi mái nhà là nơi nuôi dưỡng những mầm non yêu sách, ham đọc ngay từ khi còn nhỏ đến tuổi trưởng thành. Và gia đình là môi trường tuyệt vời để hình thành thói quen đọc sách cho con trẻ. Chính vì vậy, để hình thành thói quen đọc sách mang tính gốc rễ và bền vững phải đặt những viên gạch đầu tiên từ chính gia đình mỗi chúng ta. Vai trò của mỗi gia đình trong hành trình xây dựng một văn hóa đọc bền vững là vô cùng quan trọng”, bà Vương Thị Lý nhấn mạnh.

5(2).jpg
Hình ảnh từ video clip dự thi của gia đình em Nguyễn Bảo Ngọc (phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm).

Thông qua các video tham dự Cuộc thi, mỗi gia đình đã mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa về đọc sách, văn hoá đọc cũng như cách giáo dục truyền thống đọc sách, xây dựng tủ sách riêng của mỗi gia đình… Đơn cử, với video clip dự thi của gia đình chị Nguyễn Thị Mai (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), hay gia đình bà Ngọc Diệp (xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức), gia đình anh Đỗ Khoa Tuấn (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy); gia đình em Nguyễn Bảo Ngọc (phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm)… Hầu hết các gia đình đều khẳng định thông điệp, bên cạnh việc mang lại tri thức, kiến thức, trí tuệ, đọc sách còn là nhịp cầu kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình; góp phần gắn kết các thành viên trong gia đình “xích” lại gần nhau hơn.

8(1).jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu chỉ đạo Chương trình.

Phát biểu chỉ đạo Cuộc thi, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh ghi nhận và đề cao những sáng tạo của Thư viện Hà Nội trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động xây dựng và phát triển văn hoá đọc trên địa bàn Thủ đô. Thư viện Hà Nội đã liên tục đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động phục vụ, đưa tri thức đến cộng đồng với hình thức thú vị, hấp dẫn hơn. Tiêu biểu phải kể tới như các chương trình thư viện lưu động phục vụ đọc sách miễn phí cho nhân dân tại các công viên, vườn hoa.

Bên cạnh đó, đồng chí Trần Thị Vân Anh đánh giá cao hiệu quả thiết thực từ các Cuộc thi về văn hoá đọc do Thư viện Hà Nội bền bỉ triển khai trong suốt thời gian qua, trong đó có Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long – Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” vừa qua và hiện tại là Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương”.

4(1).jpg
Các thành viên trong Ban Giám khảo Cuộc thi.

“Nếu nói “gia đình là tế bào của xã hội”, thì cũng có thể coi gia đình là “hạt nhân của tế bào”. Do vậy, muốn có một xã hội học tập đúng nghĩa thì không thể coi nhẹ yếu tố gia đình đọc sách, gia đình học tập, dòng họ học tập. Làm thế nào để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa
bàn Thủ đô, và điểm sáng đó sẽ tiếp tục hội tụ, kết tinh và lan toả”

Đồng chí Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi

Với mục đích tôn vinh những giá trị văn hóa của gia đình Việt Nam, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, khơi dậy tình yêu đối với sách, khẳng định tầm quan trọng và giá trị của sách trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng một xã hội học tập. Cuộc thi cũng nhằm vận động và phát động phong trào tạo lập tủ sách gia đình, triển khai mô hình “Gia đình đọc sách – Gắn kết yêu thương” trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và nhân dân Thủ đô./.

Bài liên quan
  • Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô
    Hoạt động thư viện lưu động trên địa bàn Thủ đô do Thư viện Hà Nội (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ) chủ trì thực hiện gồm các nội dung như: Phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới, bán sách.
(0) Bình luận
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
    “Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.
  • Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô
    Hoạt động thư viện lưu động trên địa bàn Thủ đô do Thư viện Hà Nội (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ) chủ trì thực hiện gồm các nội dung như: Phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới, bán sách.
  • Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích tháp Bình Sơn
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký ban hành Quyết định số 598/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội: phối hợp giữa Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Trung tâm Phục vụ hành chính công trong triển khai Đề án 06
    Với quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án 06, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững, sự phối hợp này đánh dấu một bước tiến mới trong nỗ lực hợp tác liên ngành, góp phần thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin - chuyển đổi số.
  • Học sinh quận Ba Đình tỏa sáng tại Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024-2025
    Ngày 21/11/2024, để tổng kết, đánh giá và động viên, ghi nhận các học sinh đạt thành tích cao trong Kỳ thi, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (TP. Hà Nội) tổ chức chương trình Tổng kết và Trao giải Kỳ thi Học sinh Giỏi (HSG ) các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024-2025 tại trường THCS Thành Công.
Đừng bỏ lỡ
Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO