Văn hóa

Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Phạm Hoa 22:05 29/11/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, sáng 29/11/2024, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã đến tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Thành phố Hà Nội).

chu-tich-nuoc-1-.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường đón tiếp Quốc Vương Campuchia Norodom Sihamoni tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: Huy Pham).

Thông tin từ Ban quản lý Trung tâm Văn hóa – Khoa học Văn miếu Quốc Tử Giám, cho biết, trong không gian cổ kính của khu di tích lịch sử - văn hóa gần 1.000 năm tuổi, giữa Khu Vườn Bia Tiến sĩ, nơi lưu giữ những Di sản Tư liệu Thế giới, Bảo vật Quốc gia Việt Nam, hai vị Nguyên thủ của hai nước đã cùng tham quan Văn Miếu và nghe giới thiệu về lịch sử của trường Quốc Tử Giám “Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam”, về 82 tấm bia Tiến sĩ và lịch sử giáo dục khoa cử Việt Nam.

chu-tich-nuoc-11-.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc Vương Campuchia Norodom Sihamoni chụp ảnh với Khuê Văn Các - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Huy Pham).
chu-tich-nuoc-10-.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc Vương Norodom Sihamoni tham quan Khu vườn bia Tiến sĩ. (Ảnh: Huy Pham).

Khi dừng chân tại tấm bia cổ nhất được dựng tại Văn Miếu cho khoa thi năm 1442, Chủ tịch nước Lương Cường đã nhắc tới câu nói nổi tiếng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được khắc trên tấm bia này.

chu-tich-thuong-tra.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc Vương Norodom Sihamoni thưởng trà tại Cổng Đại Thành, Khu vườn bia Tiến sĩ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: Huy Pham).
chu-tich-nuoc-6-.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường tặng trà cho Quốc Vương Norodom Sihamoni. (Ảnh: Huy Pham).
chu-tich-nuoc-8-.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được các nghệ nhân giới thiệu về Tứ Đại Danh Trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng, xuất xứ từ huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Loại trà đặc biệt này không chỉ được trồng ở nơi có khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt với sương mù bao phủ quanh năm, mà quá trình chăm sóc, thu hái, tinh chế cũng hết sức cầu kỳ, kỹ lưỡng. (Ảnh: Huy Pham).

Cũng trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc Vương Norodom Sihamoni đã cùng thưởng những sản phẩm trà quý của Việt Nam và ngắm nhìn Khuê Văn Các - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

chu-tich-nuoc-9-.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc Vương Norodom Sihamoni thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: Huy Pham).
chu-tich-nuoc-2-.jpg
Khi dừng chân tại tấm bia cổ nhất được dựng tại Văn Miếu cho khoa thi năm 1442, Chủ tịch nước Lương Cường đã nhắc tới câu nói nổi tiếng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được khắc trên tấm bia này. (Ảnh: Huy Pham).

Kết thúc chuyến thăm, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc Vương Campuchia đã gửi lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp tới tập thể cán bộ nhân viên công tác tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám./.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28 - 29/11/2024.

Trong chuyến thăm lần này, Quốc vương Campuchia đã có các cuộc hội đàm, hội kiến với tất cả các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam. Qua đó, góp phần vào việc tăng cường tin cậy chính trị giữa hai bên, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, bao gồm kinh tế, văn hóa, giáo dục, cũng như các lĩnh vực khác. Đặc biệt, chuyến thăm của Quốc vương Norodom Sihamoni góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Chiều ngày 29/11/2024, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
    “Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.
  • Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô
    Bám sát nhiệm vụ của Trung ương về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết cùng các văn bản, chỉ thị về xây dựng xã hội học tập, đặc biệt phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp
  • Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô
    Hoạt động thư viện lưu động trên địa bàn Thủ đô do Thư viện Hà Nội (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ) chủ trì thực hiện gồm các nội dung như: Phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới, bán sách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO