Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng

PV| 13/02/2023 07:34

Sáng 12/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Chính phủ tổ chức hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và xúc tiến đầu tư vùng với chủ đề “Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững”.

image_gallery.jpg
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cùng Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và các đồng chí lãnh đạo cắt bằng khai mạc triển lãm

Đoàn chủ tọa hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký.

Tham dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; Bí thư tỉnh, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh; đại biểu doanh nghiệp trong nước và quốc tế...

Trước thời điểm diễn ra Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, đã cắt băng khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật và gian hàng trưng bày các sản phẩm vùng đồng bằng Sông Hồng và thăm quan các gian hàng trưng bày sản vật đặc trưng, sản phẩm công nghiệp và tư liệu xúc tiến đầu tư của các địa phương trong Vùng.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã công bố Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 08/02/2023 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng.

Theo đó, chương trình hành động của Chính phủ đã cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết. Đây là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Vùng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.

Chương trình hành động của Chính phủ thể hiện định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đổi mới về tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành phát triển của từng địa phương trong Vùng; tạo đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động từ các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành tới các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng.

Tập trung phát triển các ngành kinh tế theo Quy hoạch vùng và quy hoạch của từng địa phương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Đẩy mạnh liên kết nội vùng, giữa vùng với các vùng khác trong cả nước; coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển; nghiên cứu tổ chức không gian phát triển vùng đảm bảo cân bằng, bền vững gắn với phát triển các hành lang, vành đai kinh tế; phát triển các chuỗi đô thị hiện đại và hệ thống giao thông kết nối giữa các cực tăng trưởng, giao thông nội vùng, liên vùng và các đầu mối trung tâm kinh tế trên toàn tuyến hành lang kinh tế. Tiếp tục phát triển vùng theo các tiểu vùng, trong đó vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ của cả nước là đầu tàu, lôi kéo, thúc đẩy vùng Nam đồng bằng Sông Hồng và là động lực phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng. Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động dựa trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát huy vai trò đầu tàu, động lực của các tỉnh, thành phố trong vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Phát triển kinh tế biển bền vững theo quy hoạch, phát triển hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển gắn với đô thị ven biển, trung tâm du lịch, dịch vụ logistics. Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển Vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á. Phát triển văn hoá ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên thích ứng biến đổi khí hậu. Thực hiện thí điểm các mô hình, cơ chế chính sách ưu đãi, có tính chất đột phá nhằm thu hút mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển vùng và các tiểu vùng.

Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển vùng, trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm, có sức lan toả, nhất là phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường vành đai, tuyến đường bộ ven biển kết nối liên vùng, các cảng biển, cảng hàng không, đường sắt bảo đảm kết nối vùng, các tiểu vùng và kết nối với các vùng khác; Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ gắn với thế mạnh và định hướng phát triển của Vùng; Xây dựng hệ thống thông tin, chia sẻ dữ liệu kinh tế - xã hội.

Chương trình hành động xác định 21 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường phấn đấu đạt đến năm 2030, trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng như: tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 9%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm khoảng 1,5%/năm. Đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ/vạn dân. Giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính.

Nghị quyết của Chính phủ cũng đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm: Công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị; Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và liên kết vùng; Phát triển kinh tế vùng; Phát triển bền vững hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bằng Sông Hồng để giúp vùng phát triển đột phá, gồm: các dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt, đường thuỷ có tính kết nối vùng, các dự án nâng cấp các cảng hàng không, đầu tư xây dựng mới cảng biển trong vùng; đồng thời đã phân công cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện với lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể.

Tư tưởng chỉ đạo và nội dung Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 14 của Chính phủ đã đưa ra nhiều quan điểm định hướng mới, ý tưởng mới và tầm nhìn mới có tính đột phá trong phát triển của Vùng đồng bằng Sông Hồng có thể biến khó khăn, thách thức thành cơ hội mới, biến những tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển để Vùng đồng bằng Sông Hồng thực sự phát triển đột phá, khẳng định vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước và người dân được hạnh phúc với một cuộc sống tốt đẹp hơn...

Triển lãm quy tụ 11 gian trưng bày ảnh nghệ thuật đại diện cho vẻ đẹp của vùng đất, con người và sự thay đổi bứt phá của 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Sông Hồng, có ý nghĩa lớn trong việc lan tỏa tình yêu đất nước, con người, mối liên kết và sự phát triển của các địa phương.

Triển lãm cũng khắc họa những thế mạnh về công nghiệp, dịch vụ, du lịch của các tỉnh, thành phố trong vùng; những nét đẹp tiêu biểu trong đời sống văn hóa, tinh thần, đậm đà bản sắc văn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng.

img_2959.jpg.jpg
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cùng Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và các đồng chí lãnh đạo thăm quan gian hàng của thành phố Hà Nội

Bên cạnh không gian triển lãm ảnh là gần 100 gian hàng, gồm gian hàng trưng bày, giới thiệu toàn bộ các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của 11 địa phương vùng đồng bằng sông Hồng và 22 địa phương khác trong cả nước; các gian hàng triển lãm xúc tiến đầu tư.

img_2851.jpg.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng của thành phố Hà Nội
img_2807.jpg.jpg
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm quan các gian hàng

Thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du Lịch thành phố Hà Nội đã xây dựng gian hàng xúc tiến đầu tư kết hợp trưng bày các sản vật đặc trưng của Vùng. Gian hàng của thành phố Hà Nội thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo đại biểu tham dự hội nghị. Đặc biệt, gian hàng của thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng các lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố thăm quan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, các sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội và đề nghị các nghệ nhân Hà Nội tích cực phát huy tư duy sáng tạo để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đa tính năng, thẩm mỹ đẹp… đáp ứng thị hiếu của khách hàng.

img_2818.jpg.jpg
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng của thành phố Hà Nội
z4102991682033_58ee4dd0a3b02c7cfe2bf769e6a46802.jpg
Triển lãm ảnh nghệ thuật và gian hàng trưng bày các sản phẩm vùng đồng bằng Sông Hồng thu hút sự quan tâm của các đại biểu

Gian hàng của thành phố Hà Nội trong khuôn khổ Hội nghị không chỉ giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của Hà Nội mà còn đem lại cơ hội hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng. Giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư của thành phố Hà Nội gắn với quảng bá hình ảnh Thủ đô, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản vật đặc trưng, tiêu biểu của Hà Nội.

Theo Cổng giao tiếp Hà Nội 

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội và Quảng Châu tăng cường hợp tác thương mại, du lịch
    Sáng 26-9, tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, tiếp tục chương trình chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự, chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và chính quyền thành phố Quảng Châu.
  • 420 đại biểu thanh niên tiên tiến báo công dâng Bác
    Nằm trong khuôn khổ Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII, năm 2023 diễn ra tại Hà Nội, sáng 26/9, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Trung ương Đoàn tổ chức lễ báo công dâng Bác. Tại chương trình, 420 gương mặt trẻ tham dự đại hội được trao huy hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”.
  • Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm di tích lịch sử tại Quảng Trị
    Sáng 26/9, trong chuyến thăm và làm nhân kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Lãnh tụ Fidel Castro tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez đã đến thăm Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Khu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị.
  • Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Bia Hà Nội 2023
    Lễ hội Bia Hà Nội 2023 tại Trung tâm Văn hóa, thể thao, thanh thiếu nhi tỉnh Tuyên Quang là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023 của tỉnh Tuyên Quang được tổ chức trong 8 ngày (từ 20-27/9).
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc)
    Chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội tại Trung Quốc sẽ diễn ra từ ngày 25-9 đến ngày 29-9.
  • Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện: Tấm gương sáng ngời trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
    Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, đây là dịp để chúng ta tri ân, tôn vinh tinh thần đấu tranh bất khuất, sự hy sinh anh dũng cùng những đóng góp to lớn của đồng chí Lương Khánh Thiện. Qua đó, tiếp tục bồi đắp, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trong các tầng lớp nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 26: Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại
    Ngày Sân khấu Việt Nam (ngày giỗ Tổ sân khấu) 12/8 âm lịch hằng năm là dịp để văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nước tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Podcast “Hộp nghệ thuật” số này của Tạp chí Người Hà Nội có dịp được gặp gỡ NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội để cùng trò chuyện về chủ đề “Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại”.
  • Trẻ em Thủ đô vui Tết Trung thu cùng “Sắc màu”
    Nhân dịp Tết Trung thu, Bảo tàng Hà Nội cùng Câu lạc bộ mỹ thuật Siêu nhân nhí phối hợp tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Sắc màu”.
  • Lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tiếp biến “di sản quy hoạch”
    Hà Nội đang thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá, trong đó có việc lập “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Quá trình lập Quy hoạch Thủ đô đang đến giai đoạn nước rút, quan trọng nhất.
  • Xu hướng khách du lịch đến Huế bằng tàu biển ngày càng tăng mạnh
    Du lịch tàu biển ở Thừa Thiên – Huế có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây và trong 7 tháng năm 2023 đón 13.300 khách đến Cảng Chân Mây.
  • Hà Nội và Quảng Châu tăng cường hợp tác thương mại, du lịch
    Sáng 26-9, tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, tiếp tục chương trình chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự, chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và chính quyền thành phố Quảng Châu.
Đừng bỏ lỡ
  • Sân khấu truyền thống Huế có thêm nhiều phương thức hoạt động mới
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch).
  • Hoa hậu H'Hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng"
    H'hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng" và Bằng khen cho văn nghệ sĩ tích cực từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM như sự công nhận cho đóng góp đầy tích cực.
  • Cốm xào - món ngon tròn vị thu Hà Nội
    Cốm là “một thức quà thanh nhã và tinh khiết”, là đặc sản của riêng Hà Nội. Trong tâm tưởng của người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.
  • Hồ Quỳnh Hương cùng dàn sao hội tụ trong đêm nhạc đặc biệt
    Đêm nhạc "Những ngôi sao Hà Nội" diễn ra vào 20h tối 28/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, quy tụ dàn nghệ sĩ tên tuổi thành danh từ cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội".
  • Sôi động cuộc thi âm nhạc dành cho học sinh phổ thông
    Cuộc thi Rap Olympia mùa 1 được tổ chức từ ngày 23/9 đến 13/10, với mong muốn tạo ra một sân chơi về nghệ thuật cho tất cả các bạn học sinh trung học phổ thông có niềm đam mê về âm nhạc.
  • Ốc Trung thu - ẩm thực cổ truyền Hà Nội
    Trong dịp Tết Trung thu, ngoài mâm cỗ trông trăng với các sản vật đặc trưng của mùa thu và bánh nướng, bánh dẻo, cỗ ngọt cho con trẻ, người Hà thành còn có nhiều món ăn độc đáo từ ốc vào dịp Trung thu như: ốc nấu thả, ốc hấp lá gừng, ốc xào khế, ốc bung chuối đậu, ốc luộc.
  • Xiếc và rock kết hợp trong “Thiên thần lên núi”
    Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Tống Toàn Thắng và Liên đoàn Xiếc Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi công bố chương trình xiếc và rock mang tên “Thiên thần lên núi” với sự tham gia của ban nhạc Ngũ Cung.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động trang trí, cổ động trực quan và chương trình nghệ thuật chào mừng.
  • Một dạng từ láy
    Dần dần, từ từ, thường thường, đều đều, mãi mãi, nhanh nhanh, hay hay, luôn luôn… là những cặp từ láy đôi trùng lặp. Hầu hết từ láy đôi trùng lặp đều có chức năng diễn tả nhịp độ, tần suất sự việc đang trải qua trong tiến trình thời gian. Những từ chỉ dùng một tiếng thì nghĩa sẽ khác khi dùng cả hai (từ láy), như vậy, sự lầm lẫn, thiếu chính xác khi sử dụng ít xảy ra. Riêng hai cặp từ mãi mãi và luôn luôn, khi nào chỉ dùng một từ, khi nào dùng cả từ láy và điều cần bàn, nếu muốn cho lời nói, câu văn chuẩn xác.
  • Công diễn vở opera Việt - Nhật “Công nữ Anio”
    Tối 22/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra buổi công diễn đầu tiên vở opera “Công nữ Anio”, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO