Thiết kế không gian công cộng - điểm tô cho hồn cốt đô thị: Kiến tạo Hà Nội ngày càng đẹp hơn

Hanoimoi| 30/08/2022 13:42

Khi nhắc về hình ảnh đặc trưng của một đô thị, không gian công cộng (KGCC) là nơi được nhiều người nhắc đến bởi đây là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa - xã hội, giải trí bên cạnh cuộc sống thường nhật của người dân.

Cùng với sự phát triển của Thủ đô, KGCC xuất hiện ngày càng nhiều, tuy nhiên, bên cạnh một số thể hiện được sự gắn kết của cộng đồng, định hình văn hóa thì còn nhiều KGCC không chỉ thiếu quy hoạch mà còn chưa đẹp, thiếu giá trị thẩm mỹ. Phải làm gì để Hà Nội có được những KGCC xứng tầm, đó là câu hỏi chung cho những người yêu Hà Nội.
Thiết kế không gian công cộng - điểm tô cho hồn cốt đô thị: Kiến tạo Hà Nội ngày càng đẹp hơn
Hà Nội ngày càng xuất hiện nhiều dự án xây dựng không gian công cộng đầy chất nghệ thuật, vì con người, vì môi trường. Ảnh: Thu Hương

Tô đậm truyền thống

Sâu trong tiềm thức, hình ảnh cây đa đầu làng, giếng nước, sân đình..., những KGCC phổ biến trước đây luôn là phần không thể thiếu trong cấu trúc làng quê Việt. Đó là nơi nghỉ chân sau một ngày lao động vất vả, nơi trai gái hẹn hò. Trang trọng hơn là cửa đình, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, lưu giữ phong tục, tập quán tốt đẹp có ý nghĩa gắn kết cộng đồng.

Tiếp nối nét đẹp văn hóa từ KGCC cổ xưa ấy, Hà Nội ngày càng xuất hiện các dự án xây dựng KGCC mới không chỉ là nơi nghỉ chân, giao lưu mà còn đầy chất nghệ thuật, mang ý nghĩa nhân sinh vì con người, vì môi trường.

Khi dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) hoàn thành, mừng nhất là người dân nơi đây. Một bãi rác dài khoảng 500 mét cạnh bờ sông Hồng đầy đồ phế thải, dưới bàn tay biến hóa của các họa sĩ, nhà thiết kế bỗng trở thành không gian sáng tạo mang tên “con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Tân”. Trên nền bức tường ngăn cách giữa nhà dân và hành lang ven sông, 16 tác phẩm nghệ thuật được thiết kế với nhiều chất liệu khác nhau đã cùng nhau kể lại những câu chuyện về lịch sử sông Hồng, cuộc sống người dân vùng ven sông và văn hóa Hà Nội. Nhờ nghệ thuật, nơi không ai muốn đặt chân đến giờ đây đã trở thành một không gian cộng đồng sạch sẽ, đa chức năng, cung cấp một địa điểm để tổ chức hoạt động cộng đồng, nơi trẻ nhỏ có không gian chơi, người lớn được tiếp cận dụng cụ tập thể dục...

Tương tự, từ những vòm cầu nham nhở phủ đầy rêu mốc, “phố bích họa Phùng Hưng” đã được hình thành. Dưới bàn tay của các nhà thiết kế, các bức bích họa về không gian kiến trúc Hà Nội xưa như Bách hóa Tổng hợp, hình ảnh những người phụ nữ gánh hàng hoa, tàu điện, món quà ngày Tết... đã được tái hiện sinh động, làm nổi bật nét xưa Hà Nội... Người Hà Nội háo hức xen lẫn tò mò với diện mạo mới của con phố Phùng Hưng ngay từ khi có đề xuất dự án, khi có những nét vẽ đầu tiên và cho đến khi hoàn thành. Bên cạnh sự mong chờ, nhiều người hoài nghi: Từ một nơi bẩn thỉu như thế này, sao có thể hình thành KGCC là điểm đến được yêu thích? Ai sẽ đến đây và đến đây thì có gì? Nhưng khi dự án hoàn thành, nhiều người ngỡ ngàng vì những đổi thay tích cực khi bộ mặt phố phường đổi khác, khang trang, lộng lẫy hơn.

Nhắc đến KGCC, không thể không nhắc đến không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và các con phố phụ cận - KGCC đáng chú ý nhất của Thủ đô. Phải nhìn nhận, chính sách biến các con phố quanh Hồ Gươm thành phố đi bộ vào tối cuối tuần của chính quyền thành phố đã đem đến hiệu quả không ngờ, cho thấy chính sách đúng sẽ tác động tới nhận thức, thói quen ứng xử và cách thức thụ hưởng văn hóa của người dân như thế nào. Ông Trương Văn Hòa, ngụ tại phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) hồ hởi chia sẻ: “Từ khi phố đi bộ khai trương, tôi mừng lắm bởi người dân lại có thêm một KGCC thú vị vào dịp cuối tuần. Đến đây, tôi có thể thư giãn, hít thở không khí trong lành, tận hưởng cảm giác yên bình, nghe các bản nhạc du dương từ các nhóm nhạc đường phố, xem xiếc, vẽ tranh truyền thần...”.

Thiết kế không gian công cộng - điểm tô cho hồn cốt đô thị: Kiến tạo Hà Nội ngày càng đẹp hơn
Các thiết kế không gian công cộng đang từng ngày giúp Hà Nội đẹp hơn. Ảnh: Nguyễn Minh

Ngổn ngang nhiều mối

Tuy nhiên, bên cạnh một số KGCC được đánh giá là thành công, thiết kế KGCC hiện vẫn còn nhiều ngổn ngang. Hồ Gươm, phố đi bộ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là những KGCC có từ rất lâu và gắn liền với kỷ niệm của người dân Hà Nội, nhưng các thiết kế vẫn là kế thừa từ thời Pháp thuộc, chưa có sự sáng tạo và nét mới rõ ràng. Đa số công viên, vườn hoa hình thành theo một kiểu cách dập khuôn, không rõ nét đặc trưng hay thể hiện cá tính, sáng tạo. Chưa kể, nhiều KGCC rơi vào sự nhếch nhác như công trình “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”, hay bị xuống cấp, như từng thấy với Công viên Thống Nhất, Công viên Cầu Giấy, Công viên Tuổi Trẻ... Cùng với đó, sự phát triển của nghệ thuật công cộng đang tạo nên "trào lưu tranh tường". Sự thiếu quản lý đã dẫn đến tình trạng “trăm hoa cùng nở", tranh tường mọc lên một cách tùy ý, tùy hứng, na ná nhau.

Nói về KGCC tại Hà Nội, điều đáng lưu ý là dấu ấn mờ nhạt của giới thiết kế. Như KGCC xung quanh Hồ Tây, thứ duy nhất rõ bàn tay thiết kế xây dựng là đường dạo ven hồ đang bị lấn chiếm bởi dịch vụ giải khát tự phát trên hè. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến tại các khu vực hồ và nhiều KGCC khác trong nội đô.

Để Hà Nội "đẹp từng centimet”

Thực tế cho thấy, đã đến lúc vấn đề xây dựng và quản lý KGCC cần được đẩy lên một tầm mức mới, đòi hỏi một sự nhìn nhận nghiêm túc từ phía các nhà quản lý cho đến người dân. Mọi hoạt động liên quan đến chuyên môn mỹ thuật, cho dù diễn ra nhỏ lẻ trong một cộng đồng dân cư hay rộng hơn là cả một đô thị, cần được xây dựng trên một nền tảng ý thức và quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn.

Và để cộng đồng thiết kế có thêm hứng thú, động lực sáng tạo ngày càng nhiều KGCC độc đáo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, bên cạnh những cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình này, đa số các nhà thiết kế đồng tình cho rằng vai trò tham gia của người dân, chủ thể của KGCC, là rất quan trọng.

KTS Chu Kim Đức, đồng sáng lập “Think Play Grounds” bày tỏ: "Khi làm các công trình công cộng, chúng tôi thường cùng người dân đi thăm các công trình đã làm, lắng nghe ý kiến của họ. Chúng tôi nghiệm ra rằng, cái đạt được lớn nhất của mỗi dự án cải tạo KGCC là sự gắn kết giữa người dân và những người làm thiết kế. Chúng tôi không thể quên hình ảnh người dân kê ghế ra ngoài cửa ngồi xem, cổ vũ chúng tôi. Dần dà, họ hiểu được giá trị mà KGCC đem lại cho mình, từ đó chủ động tham gia giúp đỡ và sau này cùng nhau gìn giữ không gian đó".

Cùng chung mục đích kiến tạo Hà Nội ngày càng đẹp hơn, mới đây đã diễn ra tọa đàm về thiết kế công cộng với chủ đề "HaNoi Design City - Hà Nội đẹp từng centimet”, do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức cùng Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban tổ chức Tuần lễ Thiết kế Việt Nam. Cũng trong khuôn khổ cuộc tọa đàm, với đề bài “Hà Nội đẹp từng centimet”, Ban tổ chức cuộc thi Design by Vietnam 2022 (Nhóm Thiết kế Việt Nam, Viện Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam) đã dành trọn hạng mục Thiết kế công cộng để tìm đáp án cho xây dựng, cải tạo KGCC tại Hà Nội. Ban tổ chức mong muốn thu nhận ý tưởng thiết kế, làm đẹp, chỉnh trang cho mỗi góc phố, đoạn vỉa hè, thậm chí là chiếc ghế đá trong công viên, những thùng rác công cộng...

Cuộc tọa đàm đã "nóng" lên khi có người đặt câu hỏi, xây dựng Hà Nội "đẹp từng centimet", liệu đó có phải là mơ mộng quá không khi Hà Nội hiện có không ít khu vực xấu xí? Trước câu hỏi khó, niềm tin vẫn ánh lên trong ánh mắt của các thành viên Ban tổ chức. Họ khẳng định rằng, đó không phải là điều chỉ có trong mơ. Chỉ cần có tình yêu Hà Nội đủ lớn, ước mơ đủ xa, số người đang ấp ủ làm cho Hà Nội đẹp hơn vẫn còn rất nhiều, người trước nối người sau tô đẹp Hà Nội qua những phần việc thiết thực. Đó có thể chỉ là xây dựng một bãi đỗ xe, một vỉa hè, một khoảng sân, hay là một thùng rác, nhưng “mỗi centimet” ấy sẽ là một ngọn lửa lan truyền thứ ánh sáng đẹp đẽ khiến Hà Nội ngày càng đẹp hơn, “đẹp từng centimet”.

(0) Bình luận
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
    Đại học Huế đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) với diện tích xây dựng 999 m2 để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của gần 10.000 sinh viên.
  • Đầu tư 18 tỷ đồng tổ chức Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế” ở Quảng trường Ngọ Môn
    Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế 2025” sẽ diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn Huế (TP Huế) với kinh phí tổ chức lên đến 18 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bán vé và kỳ vọng trở thành điểm nhấn giải trí về đêm thu hút khách du lịch cho Cố đô Huế.
Đừng bỏ lỡ
Thiết kế không gian công cộng - điểm tô cho hồn cốt đô thị: Kiến tạo Hà Nội ngày càng đẹp hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO