Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thị xã Sơn Tây: Sớm hoàn thành Đề án Bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị Làng cổ Đường Lâm, di tích gắn với phát triển du lịch

Phạm Quỳnh - Đình Thế 11:58 10/07/2024

Theo phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) sẽ hoàn thành Đề án Bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị Làng cổ Đường Lâm và một số di tích gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2024 - 2030.

60 vạn lượt khách tới Sơn Tây trong 6 tháng đầu năm

Sáng 10/7, Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị Thị xã và kỳ họp thứ 19. Đồng chí Trần Anh Tuấn, Thành ủy viên – Bí thư Thị ủy; đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã Sơn Tây chủ trì Hội nghị.

bi-thu-son-tay.jpg
Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị.

Tham gia Hội nghị và kỳ họp có lãnh đạo các ban xây dựng Đảng Thị ủy, các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thị ủy (khóa XXI); Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội thị xã; trưởng 12 phòng chuyên môn trực thuộc UBND thị xã; Trưởng các ban HĐND thị xã; thủ trưởng các đơn vị và Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND 15 xã, phường... thuộc Thị xã Sơn Tây.

Tại Hội nghị, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn, cho biết, 6 tháng đầu năm 2024 Thị xã Sơn Tây đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 6 tháng đạt trên 330 tỷ đồng, đạt 41,5% kế hoạch năm, bằng 128,5% so với cùng kỳ. Công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thị xã đạt 20% kế hoạch, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó thị xã tập trung chỉ đạo các ngành nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất công trình đầu tư đối với 3 dự án: Khu đô thị mới Viên Sơn, khu đô thị mới Trung Hưng, chợ Viên Sơn.

Công tác an ninh quốc phòng được giữ vững; đặc biệt 6 tháng đầu năm, thị xã Sơn Tây không để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Các hoạt động kinh tế du lịch tiếp tục phát triển với hơn 60 vạn lượt khách tới thăm quan các điểm di tích lịch sử - văn hóa - tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất Sơn Tây - Xứ Đoài như: Thành cổ, Làng cổ, Văn Miếu - Sơn Tây, đền Và, chùa Mía,... đặc biệt là đoàn công tác của đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thăm, động viên Nhân dân xã Đường Lâm nhân dịp kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam.

Hoạt động tại tuyến phố đi bộ Sơn Tây luôn là điểm nhấn thu hút đông đảo du khách, người dân trong vùng tham quan, vui chơi, giải trí vào các dịp cuối tuần. Đặc biệt Thị xã cũng đang tích cực triển khai các hoạt động hướng tới kỷ niệm các hoạt động Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã, 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây và 555 năm danh xưng Sơn Tây.

Thị ủy tổ chức sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Thành ủy; triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác xây dựng Đảng; thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ 22, các tiểu ban đang tích cực triển khai thực hiện theo kế hoạch.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ gắn với nhận diện các biểu hiện vi phạm theo Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội, đến nay chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị đã được nâng cao và có nhiều chuyển biến tích cực; ban hành nhiều văn bản về công tác cán bộ, chính trị tư tưởng, tuyên giáo dân vận triển khai đến các tổ chức cơ sở đảng; Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội MTTQ Thị xã nhiệm kỳ 2024 - 2029.

son-tay-hn.jpg
Toàn cảnh Hội nghị và kỳ họp thứ 19 của BCH Đảng bộ Thị ủy Sơn Tây khóa XXI.

Với tinh thần trách nhiệm cao, sau một buổi sáng làm việc rất nghiêm túc, tích cực và hiệu quả, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lần thứ 19 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.

Các đồng chí Thị ủy viên và các đại biểu tham dự đã phát huy tinh thần trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, trí tuệ, tâm huyết vào các tờ trình, báo cáo của Ban Thường vụ Thị ủy và UBND Thị xã. Qua tổng hợp, đã có 18 lượt đại biểu phát biểu ý kiến tại Hội nghị. Các ý kiến đều rất tâm huyết, trách nhiệm và đánh giá cao công tác chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, nghiêm túc, có chất lượng và cơ bản đồng tình, nhất trí cao với các nội dung trình tại Hội nghị; đồng thời đã tập trung phân tích những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Thường trực, Ban Thường vụ Thị ủy đã tiếp thu, giải trình các ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị. Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị và giao Ban Thường vụ Thị ủy tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện các văn bản trước khi ban hành.

8 nhiệm vụ trọng tâm

Tại Hội nghị, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn, nhấn mạnh, 6 tháng cuối năm 2024 có ý nghĩa quyết định hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong năm nay, cũng là tiền đề quyết định đến việc hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI của Thị xã Sơn Tây, nhiệm kỳ 2020-2025. Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Sơn Tây đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhân dân thị xã thực hiện tốt các nhiệm vụ.

a-tuan-ket-luan.jpg
Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn phát biểu kết luận Hội nghị.
a-phong.jpg
Đồng chí Hà Việt Phong - Trưởng Ban tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây phát biểu tại Hội nghị.

Một là, tiếp tục làm tốt công tác đánh giá, dự báo tình hình để có các giải pháp và định hướng thực hiện; tiếp tục Bám sát chủ đề công tác của Thành phố năm 2024 là kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển; Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 209 của Thị ủy về thực hiện Chỉ thị. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thị xã.

Hai là, chỉ đạo chuẩn bị tổ chức chu đáo Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã, 70 năm Giải phóng Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây. Tổ chức chuỗi các hoạt động có sức lan tỏa, thu hút được đông đảo du khách đến với Sơn Tây, tạo điểm nhấn cho du lịch Sơn Tây năm 2024. Hoàn thành Đề án Bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị Làng cổ Đường Lâm và một số di tích gắn với phát triển du lịch thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, định hướng đến năm 2035.

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, có chiều sâu, rộng, tạo sức lan tỏa trong nhân dân đặc biệt là làm tốt công tác tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô, thị xã: 100 năm thành lập thị xã, 70 năm Giải phóng Sơn Tây, 70 năm Giải phóng Thủ đô; phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đảng các cấp. Đẩy nhanh triển khai các dự án, các công trình trọng điểm chào mừng các ngày lễ lớn, đại hội đảng các cấp.

Ba là, tập trung chỉ đạo thực hiện tăng tốc quyết liệt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Đề nghị UBND Thị xã chỉ đạo sâu sát, kiểm đếm hiệu quả hàng tuần, tháng, quý. Tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Tập trung giải ngân vốn đầu tư công, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, đồng thời tiếp tục huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý đất đai, trật tự xây dựng, xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm ngay khi mới phát sinh.

Bốn là, tiếp tục có giải pháp, kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu với phương châm để nhân dân thực sự được thụ hưởng từ việc xây dựng nông thôn mới. Thực hiện đồng bộ các chính sách bảo trợ, an sinh xã hội, chính sách đối với người có công với cách mạng; đặc biệt là quan tâm đến công tác an sinh xã hội trong dịp lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã và 70 năm Giải phóng Sơn Tây.

Năm là, tiếp tục triển khai Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 theo Điều 30, 32 Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn mới của Trung ương, Thành ủy. Triển khai và thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, trọng tâm là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các tổ chức đảng và đảng viên; tập trung lựa chọn đối tượng, lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm, những vấn đề bức xúc trong dư luận như: Quản lý sử dụng tài sản công, quản lý đất đai, trật tự xây dựng; kịp thời giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo đảng viên và tổ chức đảng.

hai-anh-vhtt.jpg
Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Nguyễn Hải Anh trao đổi những vấn đề về các hoạt động văn hóa trên địa bàn thị xã Sơn Tây tại Hội nghị.

Sáu là, các tiểu ban chuẩn bị cho đại hội bám sát chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, Kế hoạch Đại hội của Thành ủy để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả đúng quy định đặc biệt quan tâm đến công tác văn kiện và nhân sự đại hội.

Bảy là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy đảng nhất là cấp cơ sở. Phát huy tính tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trước tiên là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, hệ thống chính trị các cấp thị xã tinh gọn, hoạt động hiệu quả; tiếp tục có các giải pháp củng cố các tổ chức đảng yếu kém; chỉ đạo thực hiện tốt công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, giới thiệu ứng cử đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, quy định.

Tám là, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân ngay từ cơ sở tránh để đơn thư vượt cấp ở thị xã. Hiện nay rất nhiều đơn thư thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của cơ sở nhưng công dân vẫn đơn lên Thị xã./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Thị xã Sơn Tây: Sớm hoàn thành Đề án Bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị Làng cổ Đường Lâm, di tích gắn với phát triển du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO