Thi viết và trưng bày ''Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc''

Hanoimoi| 24/09/2022 11:42

Chiều 22-9, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Lễ ký biên bản đồng tổ chức sự kiện giao lưu văn hóa giữa Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, nhằm phát huy những giá trị di sản văn hóa truyền thống tương đồng giữa hai quốc gia.

Thi viết và trưng bày ''Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc''
Đại diện hai đơn vị ký biên bản ghi nhớ đồng tổ chức sự kiện. 

Theo đó, Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc thống nhất phối hợp tổ chức cuộc thi viết và trưng bày “Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc”, với mục tiêu vận dụng sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống cho giao lưu quốc tế; giới thiệu văn hóa truyền thống Hàn Quốc nói chung, văn hóa viết tay chữ Hàn nói riêng đến Việt Nam; cũng như thúc đẩy sự hiểu biết của người Hàn Quốc về văn hóa phi vật thể của Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, thông qua những lời dạy của Bác đã trở thành “kim chỉ nam” dẫn lối cho Việt Nam phát triển như ngày nay.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam Đỗ Văn Trụ bày tỏ: Trong đời sống hằng ngày, những câu nói giản dị mà sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ảnh hưởng lớn đến tư duy, lối sống của giới trẻ Việt Nam. Bên cạnh đó, thanh niên Việt Nam học tiếng Hàn Quốc ngày càng phổ biến, đó cũng là nền tảng để Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc năm 2022 được thực hiện, trong đó, sự kết hợp giữa nghệ thuật thư pháp Hàn Quốc và triết học Hồ Chí Minh là ý tưởng chính của sự kiện.

Trước đó, cuộc thi viết và trưng bày “Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc” đã được khởi động vào ngày 18-9-2022 tại Hàn Quốc, với sự tham gia tích cực của cộng đồng thực hành thư pháp tại thành phố Boryeong, mở ra cơ hội tìm hiểu về di sản văn hóa Việt Nam.

Trong lộ trình tiếp theo tại Việt Nam, hai bên dự kiến triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, như: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về nội dung, ý nghĩa của cuộc thi; tổ chức nói chuyện, giới thiệu, diễn giải ý nghĩa các câu danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đào tạo viết thư pháp Hangeul, nhằm thu hút nhiều người tham gia sự kiện; tổ chức trình diễn và thi viết “Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc” để chọn ra các tác phẩm xuất sắc trao giải cũng như thực hiện khắc gỗ bởi các nghệ nhân nước bạn; tổ chức triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu các tác phẩm thư pháp đạt giải viết trên giấy, những bản khắc gỗ của nghệ nhân cũng như các nghiên mực bằng đá do chính những “báu vật nhân văn sống” của Hàn Quốc tạo tác, các tác phẩm nghệ thuật có liên quan khác của các nghệ sĩ Việt Nam nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23-11. 

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Thi viết và trưng bày ''Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO