Mỹ thuật

Thế giới tâm linh và hiện sinh trong tranh Ngô Hải Yến

Cao Ngọc Thắng 12:29 02/05/2023

Kể từ khi rời bục giảng trường Đại học Sư phạm để chuyên tâm vào sáng tác trên hành trình của một họa sĩ tự do, Ngô Hải Yến đã phải đối mặt với nhiều thách thức, cả trong cuộc sống lẫn trong nghề nghiệp, khi đã bước qua tuổi bốn mươi. Song, sau hơn mười năm nhìn lại, những nỗ lực âm thầm, quyết liệt và sự tự khẳng định của chị đã được ghi nhận thông qua những tác phẩm tại các triển lãm trong nước và quốc tế.

Từ năm 2002, ngay từ khi còn là sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Ngô Hải Yến đã có tác phẩm tham gia triển lãm; và sau khi lấy được tấm bằng Thạc sĩ Mỹ thuật chuyên ngành Hội họa, năm 2008 Hải Yến có ngay triển lãm cá nhân mang tên “Khát khao”, tiếp đó là triển lãm “Yến 2012”. Trong giai đoạn này, tranh Hải Yến thể hiện kỹ thuật vẽ sơn dầu vững vàng, làm cơ sở để tiếp tục niềm đam mê chinh phục kỹ thuật vẽ sơn mài với tâm thế mang tính triết lý của sự chiêm nghiệm đầy cá tính, ở giai đoạn sau.

tranh-cua-yen-chan-dung.jpg
tranh-cua-yen-6.jpg
Một tác phẩm của họa sĩ Ngô Hải Yến

Tại xưởng vẽ của Ngô Hải Yến, tôi bị hút hồn trước những bức sơn mài cỡ lớn như có ma lực, bởi sự ngồn ngộn sắc màu kỳ ảo, vừa hiển lộ vừa ẩn chứa sự chuyển động liên tục các mảng, các nét, gối chồng lên nhau trong bố cục đầy đặn, vượt thoát khỏi cái nhìn, cái xem tranh thuần túy; tôi đọc ở đó một thế giới tâm linh đầy ấn tượng, một sự cô đúc được thẩm thấu vào tâm hồn người họa sĩ tinh thần minh triết của tín ngưỡng thờ Mẫu mà người Việt kết tinh qua nhiều đời.

Tranh của Hải Yến kết hợp nhuần nhuyễn và táo bạo kỹ thuật sơn mài truyền thống và hiện đại, nổi bật ở sự làm nhòe đi đường nét, đặc biệt là màu sắc trong lối đè nhiều lớp lên nhau, lẫn vào nhau, tạo nên độ dày và cả độ rỗng của đối tượng được biểu tả. Ở đó cái đẹp vừa lắng đọng vừa “cựa mình” một cách duyên dáng trong hình thể kiều diễm hòa đồng với sự uyển chuyển trong thế vận động của thế giới tự nhiên, qua cách “đưa” đường bút thuận theo tình cảm, hơn là theo lý trí, biểu tả nội tâm dưới sự “điều khiển” của tâm linh. Hải Yến “đi” những nét - mảng và “phủ” lên đó màu sắc phù hợp với cảm xúc cho đến độ thăng hoa, nhiều khi không trùng với ý thức chủ quan, vượt ra khỏi cảm thức của bản thân, khiến tác phẩm trở nên khách quan, mang tính trừu tượng rất riêng và gây ấn tượng một cách cảm khái và chân thực. Đó là sự biểu cảm về thức nhận thế giới tự nhiên tồn tại dưới tác động ràng buộc của các mối quan hệ, bằng trực giác, tức là không viện đến sự lý giải, hướng người thưởng thức thấu hiểu cái bản chất của vật chất và hiện tượng trong thiên nhiên, cũng như cái bản chất thường hằng của đối tượng biểu cảm một cách chân xác.

Hay nói cách khác, đọc tranh sơn mài của Ngô Hải Yến cho ta thấy sự hòa trộn tự nhiên của thế giới tâm linh và thế giới hiện sinh trong sự bất định - một bản chất của cái đẹp ẩn sau ngôn ngữ đặc trưng của hội họa. Từ đó, một cách cũng rất tự nhiên, cho ta thấy chủ đích của tác giả muốn vượt khỏi những nguyên tắc thông thường của hội họa để tiệm cận tới cái đẹp, mà vẫn giữ được cốt cách, giữ được hồn dân gian, đạt đến một thủ pháp nghệ thuật hình thành trong quá trình lao động sáng tạo miệt mài, đầy bản lĩnh.

Đọc tranh sơn mài của Ngô Hải Yến ta thấy nổi bật những khối hình, gần với điêu khắc như thường thấy ở các bức phù điêu, ở đó biểu tả cái đẹp vận động không xác định trong một không gian xác định. Từ bên ngoài không gian đó, ở các góc độ không giống nhau, người thưởng thức nhận ra cái đẹp gần với bản ngã của chính nó, cái bản ngã “sinh ra” từ sự xâm nhập lẫn nhau của các thành phần tự nhiên như ánh sáng, màu sắc, đường nét, ở mức độ nào đó cả âm thanh, quyện vào nhau thành ý và tứ dưới hình thức ngôn ngữ hội họa, để cuối cùng thức nhận một điều: cái thần thái của bản ngã ấy ẩn dưới lớp vỏ ngôn ngữ ấy, chứ không phải ở chính ngôn ngữ ấy; quyền năng trực giác giúp ta cảm nhận cái đẹp hiện ra trong sự bất định, cũng chính là cái đẹp bất định.

Đọc tranh Ngô Hải Yến, ta thấy tác giả ý thức được con đường tiệm cận đến sự phóng khoáng, mà mỗi nghệ sĩ cần xác định, ở bậc nào đó, là một đặc trưng, một xu hướng vươn tới của hội họa hiện đại - sự phóng khoáng tùy thuộc vào khả năng giải phóng năng lượng của từng người trong lao động sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật, nhưng không thể đoạn tuyệt với những niêm luật hoặc những quy tắc tối thiểu, điều cho phép người nghệ sĩ tránh được con đường “số hóa” như một trào lưu trong tương lai, không chỉ đối với các loại ngôn ngữ, ngược lại họ càng khẳng định những giá trị cao quý và sâu sắc do cái đẹp và trí thông minh đem lại. Ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại, trong đó bao gồm ngôn ngữ hội họa, đôi khi khiến người thưởng thức đối mặt với những ẩn dụ mang tính biểu tượng, có vẻ không giống thật; song, như danh họa Pablo Picasso (1881-1973) từng nói: “Nghệ thuật là một lời nói dối làm cho chúng ta nhận ra sự thật”.

Trên những quy tắc tối thiểu và chất liệu truyền thống, tranh sơn mài của Ngô Hải Yến có những bước chuyển mình trong kỹ thuật biểu tả niềm khao khát “chớp” được vẻ đẹp trong từng khoảnh khắc, từ sự vận động không ngừng của thế giới tự nhiên hòa quyện cùng tâm hồn mẫn cảm, để tạo nên những khối hình chứa niềm khắc khoải, thỏa mãn tình mẫu tử, cả nỗi trằn trọc và bừng thức của đam mê cháy bỏng bằng những gam màu chồng lớp, cho cái đẹp tỏa ánh sáng lấp lánh, cuốn hút người thưởng thức nhìn vào chiều sâu bất định mà thâm trầm ngẫm suy…

Bài liên quan
  • Thưởng lãm những sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ trẻ
    Gần 100 tác phẩm của 90 nghệ sĩ trẻ từ khắp mọi miền đất nước vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm “Những người làm vườn” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội từ ngày 1/4 đến ngày 2/5/2023.
(0) Bình luận
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Vào sáng ngày 16 tháng 5 năm 2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), đồng thời là dịp để công chúng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc về hình tượng Người - vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
  • Khởi động cuộc thi UOB Painting of the Year năm thứ ba tại Việt Nam
    Cuộc thi UOB Painting of the Year – một trong những sự kiện mỹ thuật uy tín hàng đầu Đông Nam Á vừa chính thức bước vào mùa giải thứ ba tại Việt Nam. Đây là cuộc thi nghệ thuật thường niên lâu đời nhất tại Singapore, do Ngân hàng UOB khởi xướng từ năm 1982 nhằm phát hiện và tôn vinh các tài năng nghệ thuật trong khu vực.
  • Triển lãm tranh "Mùa xuân Hà Nội và Seoul" sắc màu hội họa giữa văn hóa Việt - Hàn
    Triển lãm tranh "Mùa xuân Hà Nội và Seoul" của họa sĩ Văn Dương Thành với màu sắc lộng lẫy nhưng êm dịu, thể hiện sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc.
  • Giới thiệu gần 200 cổ vật gốm Việt Nam qua triển lãm “Hành trình gốm Việt”
    Gần 200 cổ vật gốm Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử từ thời tiền sử đến thế kỷ thứ XX của 49 nhà sưu tầm được triển lãm tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
  • Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc
    Sáng 25/4/2025, tại khuôn viên công viên Thống Nhất (phía mặt đường Trần Nhân Tông, Hà Nội), triển lãm mỹ thuật “Bài ca thống nhất” chính thức khai mạc, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật và lịch sử. Sự kiện do Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân và Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 70 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/195
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Thế giới tâm linh và hiện sinh trong tranh Ngô Hải Yến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO