Mỹ thuật

Họa sĩ Chu Lượng: “Tôi biết ơn những nhân vật trong tác phẩm của mình”

Thụy Phương 20:00 16/03/2023

Sau triển lãm cá nhân “Chu Lượng và những người bạn” tổ chức năm 2016, từ 17/3 đến ngày 24/3/2023, họa sĩ, NSƯT Chu Lượng tiếp tục trình làng công chúng triển lãm "Chu Lượng từ chân dung đến chân dung - Những người đàn bà tôi vẽ" tại nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Triển lãm giới thiệu tới công chúng hơn 40 bức chân dung phái đẹp được NSƯT Chu Lượng thực hiện trong 2 năm trở lại đây.

Họa sĩ Chu Lượng cho hay ý tưởng vẽ chân dung phụ nữ đã được anh nhen nhóm từ lâu nhưng chỉ đến khi nghỉ hưu và trong khoảng thời gian giãn cách do đại dịch Covid-19 anh mới có thời gian để vẽ và chuẩn bị cho triển lãm.

hoa-si-chu-luong.jpg
Với họa sĩ Chu Lượng, được tôn vinh vẻ đẹp của những người phụ nữ cũng là niềm hạnh phúc.

Để có hơn 40 bức chân dung giới thiệu tại triển lãm, ban đầu họa sĩ Chu Lượng rất lo lắng vì “biết lấy ai để vẽ đây”. Thêm nữa, anh còn có áp lực lớn là “vẽ thế nào để 40 bức, 40 con người cùng có vẻ đẹp nội tâm riêng mà không được lặp lại”. Nhưng sau một vài bức vẽ những người thân quen được đăng trên Facebook cá nhân, anh đã nhận được nhiều lời đề nghị được làm nhân vật trong tranh. Và cứ thế qua thời gian những bức vẽ chân dung của họa sĩ Chu Lượng lại nhiều thêm.

Trong số những “người đàn bà tôi vẽ” của họa sĩ Chu Lượng có người là nghệ sĩ, là doanh nhân thành đạt, là giảng viên trường đại học, là cô em lâu năm, là đồng nghiệp cũ, rồi cả “phu nhân” của bạn...; lại có những bức anh vẽ để nhớ về một kỷ niệm, để tri ân một người bạn... Nhiều bức chân dung còn được Chu Lượng “đặt tên” bằng những nhan đề rất gợi như: “Nhớ về bản Lướt Sơn La”, “Ký ức”, “Phố nhà chồng”, “Cuối thu”, “Mẹ chồng”, “Đang yêu”, “Nắng thu”, “Trăng thu”, “Xa xăm”...

Bằng ngôn ngữ của sắc màu và đường nét, Chu Lượng phác họa những dáng vẻ riêng của người phụ nữ với sự rạng rỡ, đằm thắm và trong sáng nhất. Dẫu họ đều đã bước qua tuổi thanh xuân nhưng trong tranh của Chu Lượng những dấu vết của thời gian, những nhọc nhằn của cuộc sống dường như đều được xóa nhòa để nhường chỗ cho sự bình an, thanh thản.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khi chia sẻ về câu chuyện bên lễ những bức chân dung được giới thiệu tại triển lãm này của họa sĩ Chu Lượng nhớ lại: “Mỗi lần vẽ xong chân dung một người phụ nữ nào đó là anh lại mời chúng tôi tụ tập ở quán cà phê để mang tranh đến cho chúng tôi xem, bàn luận rồi về vẽ tiếp. Có những bức tranh, tôi thấy đã hoàn thành nhưng Chu Lượng vẫn trầm tư nói "chưa phải người ấy". Chưa phải người ấy không phải là vẽ không giống người ấy về dáng vẻ bên ngoài mà là con nguời bên trong người ấy chưa hiện ra đầy đủ nhất. Thế là Chu Lượng lại mang tranh về, nhìn họ trong đêm như đang đối thoại với họ. Rồi Chu Lượng thao thức, dày vò và tiếp tục đi tìm con người của người ấy”.

Với họa sĩ Chu Lượng, được tôn vinh vẻ đẹp của những người phụ nữ qua những bức tranh chân dung cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc. Anh bộc bạch: “Tôi biết ơn những nhân vật trong tác phẩm của mình bởi họ đã cho tôi thật nhiều cảm xúc để tôi thấy cuộc sống này ý nghĩa hơn, đáng yêu hơn. Tôi cũng thật biết ơn sự an bài của tạo hóa đã cho tôi chút năng lực để cảm nhận, để gặp gỡ, để thể hiện những vẻ đẹp ấy bằng chính phương tiện hữu hiệu nhất của hội họa là màu sắc, đường nét, hình khối, bố cục… và cả những gì không lời, không ngôn từ phía sau những yếu tố hội họa kia...”

“Hơn 40 bức chân dung Chu Lượng vẽ cho triển lãm này hầu hết là những chị em không phải phải là thiếu nữ. Họ đã trở thành những người đàn bà hoàn hảo, hoàn mỹ. Họ đã thấu trải cuộc đời và kết tinh những gian lao để có những nhan sắc lộng lẫy và tinh thần sang trọng, nhưng trong độ sáng thuần hậu, lấp lánh của mỗi người dường như vĩnh viễn, trẻ trung, đằm thắm!” – nhà thơ Lương Tử Đức cho hay.

Dưới đây là một số bức chân dung được họa sĩ Chu Lượng giới thiệu trong triển lãm:

chan-dung-4.jpg
chan-dung-1.jpg
chan-dung-3.jpg
chan-dung-2.jpg

Họa sĩ, NSƯT Chu Lượng sinh năm 1960, nguyên là Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long. Anh tốt nghiệp khoa Mỹ thuật, Trường Nghệ thuật Tây Bắc và tốt nghiệp lớp đào tạo diễn viên múa rối Nhà hát Múa rối Trung ương; thạc sĩ lý luận phê bình sân khấu Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Một số triển lãm tiêu biểu của anh gồm: Triển lãm sắp đặt 1000 rối nước tại Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Mexico; triển lãm tranh chân dung “Chu Lượng và những người bạn”; triển lãm nhóm cùng 60+1 họa sĩ “Bạn vẽ - Tôi vẽ”.

Bài liên quan
  • “Sắc màu phố quê” trong tranh của họa sĩ Lê Tiến Vượng
    Từ ngày 8/3 đến 15/3/2023, tại tầng 3 Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm “Sắc màu phố quê” của họa sĩ Lê Tiến Vượng. Triển lãm đánh dấu sự trở lại với hội họa giá vẽ của anh sau nhiều năm chuyên tâm và gặt hái không ít thành công ở mảng tranh đồ họa.
(0) Bình luận
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Họa sĩ Chu Lượng: “Tôi biết ơn những nhân vật trong tác phẩm của mình”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO