Tháng Bảy, mùa mưa ngâu

Nguyễn Minh Hoa| 28/08/2020 07:25

Tháng Bảy, mùa mưa ngâu
Đã sang tháng mới, tháng ngâu, thầy tôi bảo trong một năm, tính theo lịch trăng, ngày mùng một và ngày rằm là thiêng nhất, đó cũng là lý do để bao đời nay người đời hương đăng, thanh thủy cùng sắm sanh vật phẩm dâng lễ. Và cũng trong một năm, tháng Bảy là thiêng nhất, trong 30 ngày này thì ngày rằm thiêng hơn cả. Lời nguyện cầu sẽ lên đến cõi cao xanh, cõi sâu thăm thẳm, đến được với thần linh, đến được với người xa khuất cho dù linh hồn ấy đang ở đâu... Đúng thật, mỗi người một suy nghĩ, một niềm mong ước, nguyện cầu khác nhau đã gửi vào giời đất đức tin của mình, khiến tháng Bảy âm lịch của năm trở nên đặc biệt.
Trong cái lạnh chuyển mùa, trong những đến và đi của nắng mưa vần vũ, bầu trời đùng đục, nhân gian vẫn bảo tháng Bảy mở cửa ngục, tháng Bảy chúng sinh được cướp quà, tháng Bảy vu lan báo hiếu với những câu chuyện truyền miệng hay thành văn với tầng tầng lớp lớp ý nghĩa khiến người đời động lòng trắc ẩn, suy tư...
Tháng Bảy ngâu khiến những ngày xưa ở ngôi nhà có hàng rào găng lối ngõ, nhà lợp ngói móc, nền đất nện, 3 gian 2 chái, ban thờ tại gian giữa cùng những nghi lễ theo mùa bà và sau là mẹ tôi vẫn bấm tay nhẩm tính và lo toan sắm sửa lại trở về trong tôi. Có câu chuyện đã phủ bụi thời gian, lại có câu chuyện như mới đây, thoảng mùi hương xạ.
Chuyển mùa là khi mưa không chóng tạnh, gió lạnh theo mưa ào xuống sân tạt vào nhà. Bà tôi bảo “Đã có thị là mít không còn ngon, hạt mọc mầm trong múi rồi, giời đã sang thu’’ - Tôi còn nhớ mãi cho đến tận giờ, đây là dấu mốc chuyển mùa thật rõ, thật thơm, như quả thị trong cái túi cước nhỏ trên tay tôi. 
Vườn chùa mới có ít ngày bớt nắng mà đã xanh hơn, hoa ngâu chín vàng chi chít trên cây.  Hoa đại cũng còn nở trắng. Cây nhãn cổ thụ quả già rụng đầy gốc. Trẻ con trong làng thường theo bà ra chùa chơi vừa xem các vãi soạn sửa cúng lễ, vừa là chân sai vặt, khi thì về nhà mang thêm lồng oản của nhà ra cho các cụ in oản cho nhanh, lúc lại quét góc sân chùa để  trải chiếu... Chẳng biết các cụ, các bà cúng lễ gì, nhưng cũng phải tròn mắt xem từ đầu đến cuối buổi. Khi được túm nhãn lộc của nhà chùa hay ít xôi vét chõ thì còn e ngại, người nhà phải nhắc mới dám xin... Trẻ con xưa là thế.
Tôi nhớ những con đường đất mưa đọng thành vũng, cỏ hai bên đường ướt mưa, những phễu lá đa múc cháo cắm đầy trên cỏ,  trong gió  thoảng mùi hương xạ... Trời lại sầm sập mưa đến nơi khiến không gian chờn chợn... Nhưng vì đã theo bà lên chùa, nghe rồi nhớ, cũng đã có khi quên biến, rồi lại nghe và nhớ ngay ra rằng phễu cháo ấy là để cúng chúng sinh. Những linh hồn không người thân thờ phụng, cầu bơ, cầu bất. Mâm lễ phải cúng ngoài trời  với những bộ quần áo bé xíu xếp quanh là cháo hoa, bỏng gạo... Chúng sinh đến nhận lòng tốt của người đời, rồi lại đi, đi để mong một ngày trở lại làm người. Lòng tốt của con người thật diệu kì, vừa ấm áp, vừa cảm hóa được những linh hồn bất hạnh, sai phạm...
Bà tôi còn kể về âm ti và địa ngục, nơi người xấu xa, tham lam, độc ác chết rồi bị giam trong đó, thế nên đường ăn ở mỗi ngày không được phạm. Bà kể khi đẩy bếp, lúc đơm xôi, hay cả khi nắm tay tôi từ chùa làng trở về nhà. Nhiều khi tôi không hiểu hết, sờ sợ và kể với chúng bạn. Chúng cũng sợ, sợ lây sang cả những đoạn đường thanh vắng, có rặng cây um tùm, sợ những ngôi mộ dưới ruộng bên đường...
Tôi lớn lên, đỗ vào cấp 3 trường huyện, vẫn đi trên những con đường đã từng đến trường làng, đôi khi bạn bè vẫn kể lại chuyện xưa cùng cười khúc khích. Chúng tôi không còn sợ rúm ró như hồi con trẻ, nhưng dường như đều nhớ  những câu chuyện này, nhớ cùng lời dặn của bà hay của mẹ.
Tốt nghiệp cấp 3, tôi vào đại học, những ngày xưa và câu chuyện về làng theo tôi lên thành phố. Khi nếp nghĩ tròn vẹn hơn tôi cũng hiểu hơn về những nghi lễ mà bà tôi cùng các bà vãi và người trong làng đã thành tâm. Tôi hướng về đức tin mà bà đã gieo vào tâm hồn tôi những hạt giống tốt. Tôi nhớ nhất tháng Bảy, vì câu chuyện của bà trải suốt tháng. Những gạo, muối, bỏng ngô, cháo, khoai không chỉ cứu giúp cho chúng sinh mà còn khiến cho những tâm hồn này thanh thản, đó là một giá trị được nuôi dưỡng và trao truyền. Nó khiến lòng người dịu lại, khiến con người ta thức tỉnh để những ngày sau, để nếu có nơi đến sau kiếp này sẽ được tốt đẹp. Tôi cất vào trái tim cùng những tháng ngày thơ ấu êm đẹp bên bà. 
Thời gian nhuốm bạc tóc, tôi hiểu rằng cuộc sống chẳng thể thoát khỏi những buồn đau, ly biệt.  Đôi khi  tôi mong tháng Bảy để gặp lại người đã khuất dù chỉ trong giấc mơ. Tôi mong thấy bà mặc áo the, khăn vấn nắm tay tôi đi trên con đường làng dẫn lối ra chùa hay con đường đồng dẫn ra miếu...  Tôi mong gặp chị tôi bình an, tươi tắn, chị kể câu chuyện về sự thanh nhàn cõi cao xanh đầy ánh sáng và hương hoa. Chẳng xa biền biệt nữa, mà gần gặn đây thôi. Tháng Bảy đã trao một đặc ân cho người cõi này mà.
Có lẽ thế nên giời đất và ý niệm của con người gặp nhau, thế nên mới có cả một tháng ngâu, để âm dương không còn vời vợi cách xa.
Có những bữa mưa tối trời, đất trời như thể gần nhau hơn hẳn. Người đời trông mưa nỗi cổ kim ùa về hoặc chẳng thể nghĩ được gì hơn. 
Tôi nói với thầy:
- Có năm nào thầy thấy không có mưa ngâu? Nếu thế là ông Ngâu bà Ngâu không được gặp nhau phải không thầy?
- Chừng nào người đời hết tình yêu trai gái lứa đôi, lúc ấy có chăng giời đất mới hết mưa ngâu.
...
Ngân Hà bao la còn có sự yêu nên đất trời vần vũ, ông Ngâu bà Ngâu gặp nhau ngày 3, ngày 7, rồi ngày 8. Nhân gian biết cả, vẫn bảo nhau mỗi khi giở gió... lạ thật , như thể người cõi trời còn mang trên vai số phận. 
Tôi đến với tháng Bảy, thấm lẽ đất trời, thấm từ những nôm na xưa cũ đến những con chữ lấp lánh của thầy, tôi có đức tin và bớt chênh vênh./.

(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Tháng Bảy, mùa mưa ngâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO