Thái Bình: Lễ hội kéo chữ truyền thống giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc.

Ly Ly| 02/01/2023 13:27

Lễ hội kéo chữ truyền thống làng Phụng Công, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình chính thức khai mạc vào ngày 01/01/2023 (tức ngày 10 tháng Chạp năm Nhâm Dần 2022) trong niềm hân hoan, phấn khởi của bà con nhân dân nơi đây, cũng như đông đảo du khách thập phương đến tham dự chương trình.

7.jpg

Theo tư liệu khảo sát văn bia và điều tra dân tộc học, vào thời Mạc diện thành tự niên (1582) thì trên mảnh đất An Vệ xưa ( nay là xã Quỳnh Hội) đã có một truyền thống quân sự. Ma Văn Kỳ thời đó được vua ban sắc phong thành hoàng thổ (của làng Phụng Công bây giờ). Người đã có công lớn dàn dựng hình thái hội kéo chữ dưới hình thức văn hóa văn nghệ dân gian. Đồng thời cũng mang trong nó tính chất hội làng của cư dân đại cổ Việt dưới thời Đinh Bộ Lĩnh cách đây hơn 1000 năm.

vh5.jpg

Đại diện Ban tổ chức phát biểu khai mạc chương trình lễ hội, Bí thư Chi bộ thôn Phụng Công Nguyễn Văn Toàn cho biết, Lễ hội kéo chữ truyền thống làng Phụng Công tổ chức nhằm chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023), đồng thời ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông đất nước của người dân Thái Bính nói chung và Phụng Công nói riêng từ thời kỳ xa xưa đến nay. “Lễ hội hôm nay thể hiện ý chí tự lực, tự cường, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp, trước tiên là thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; xây dựng làng Phụng Công trở thành làng văn hoá tiêu biểu. Đây là tiền để để thôn sát cánh cùng nhân dân xã xây dựng thành công nông thôn thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; giữ vững và phát huy truyền thống của quê hương anh hùng”, ông Nguyễn Văn Toản nhấn mạnh.

11.jpg

Để chương trình diễn ra quy mô, hoàn tránh như ngày hôm nay, theo Tổng đạo diễn Đặng Văn Hoán cho biết, chương trình có sự tham gia của 200 người trên nền hội cùng một ekip dàn dựng tâm huyết như: Tổng chỉ huy bản hội Nguyễn Tiến Soài, Trợ lý đạo diễn Nguyễn Tiến Tặng, Biên kịch múa trống Đặng Văn Nơi, Chỉ đạo múa lân Phạm Văn Quất, Biên kịch múa kiếm Nguyễn Thị Đoan, Biên kịch múa quạt Nguyễn Thị Hình… Nguồn kinh phí tổ chức chương trình từ nguồn kêu gọi xã hội hoá, chủ yếu từ sự đóng góp của dân làng, của những người con xa quê. Người có công góp công, người có sức góp sức, người có của góp của, mọi người đầu hồ hởi, phấn khởi, tất cả đã làm nên thành công của bản hội ngày hôm nay.

Bản hội năm nay kéo hai chữ: HOÀ – BÌNH mang đậm tính thượng võ như một cuộc luyện binh.

3.jpg

Có thể nói, làng Phụng Công ngày nay đã có sự phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân đã được cải thiện nhiều, nhà cửa khang trang, đường làng ngõ xóm được bê tông hoá, điện, đường, trường, trạm đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Lễ hội kéo chữ truyền thống tại làng Phụng Công, Quỳnh Hội chính là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm lưu giữ những phong tục, tập quán đặc trưng của Thái Bình, góp phần phát triển và làm phong phú hơn các giá trị văn hóa của dân tộc.

Chùm hình ảnh độc đáo tại Lễ hội:

3(1).jpg
6.jpg
11(1).jpg
0.jpg
8.jpg
10.jpg
13.jpg
2.jpg
7(1).jpg
Bài liên quan
  • Độc đáo Lễ hội kéo chữ làng Phụng Công, tỉnh Thái Bình
    Lễ hội kéo chữ truyền thống làng Phụng Công, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, được biến tạo từ hình thức luyện binh của các tướng lĩnh các vương triều phong kiến xa xưa, sang thành hội kéo chữ, gọi tắt là kéo hội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Thái Bình: Lễ hội kéo chữ truyền thống giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO