Độc đáo Lễ hội kéo chữ làng Phụng Công, tỉnh Thái Bình

Ly Ly| 29/12/2022 08:19

Lễ hội kéo chữ truyền thống làng Phụng Công, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, được biến tạo từ hình thức luyện binh của các tướng lĩnh các vương triều phong kiến xa xưa, sang thành hội kéo chữ, gọi tắt là kéo hội.

Trong các lễ hội múa kéo chữ truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Bình, có lẽ, lễ hội kéo chữ làng Phụng Công được đánh giá là hoành tráng và công phu hơn cả. Hòa mình vào các hoạt động lễ hội, mọi người được thưởng thức, vui chơi, trở nên gần gũi, yêu thương và đoàn kết hơn. Đây chính là giá trị nhân văn sâu sắc giúp con người hướng tới những giá trị “Chân, Thiện, Mỹ”.

1(1).jpg
Tổng Đạo diễn Đặng Công Hoá và nhân dân đang luyện tập ngày đêm để chuẩn bị cho lễ hội kéo chữ

Theo đó, lễ hội kéo chữ ở xã Quỳnh Hội năm nay được tổ chức vào ngày 01/01/2023. Phần hội quy tụ nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm nét văn hoá của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn hiến và cách mạng Thái Bình như: múa lân, múa kiếm, hát chèo…. Trong đó, đặc biệt phải kể đến tiết mục Múa kéo chữ được dàn dựng công phu với sự tham gia biểu diễn của vài trăm người; đạo cụ là gươm đao giáo mác, cờ suý, cờ sai, trống, mõ, tù và, chiêng, lệnh… Các lớp múa di chuyển theo các lớp rải khung môn, bát môn để xếp lần lượt thành hai chữ: HOÀ – BÌNH mang đậm tính thượng võ như một cuộc luyện binh.

2.jpg
Nhân dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình

Theo ông Đặng Công Hoán, Tổng Đạo diễn bản hội năm nay chia sẻ, mỗi khi dân làng mở lễ hội truyền thống thì từ già, trẻ, trai, gái đều hồ hởi tham gia bằng tất cả nhiệt huyết, ủng hộ cả về vật chất và tinh thần. Từ chính quyền địa phương đến người dân đều phấn khởi, đoàn kết xây dựng và tuyên truyền bản hội với mong muốn nhiều người dân nơi khác biết đến giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và quê hương Phụng Công, Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ, Thái Bình nói riêng.

Một khi đất nước thanh bình thì kéo hội mới vui, khi đất nước xảy ra chiến tranh thì lập tức hội quân luyện tập đi đánh giặc. Do đó sự sắp xếp và bố trí trong bản hội đều có tả quân và hữu quân. Hai đội tả, hữu đều có tiền quân, trung quân và hậu quân (các ông tổng cờ đại diện cho các vị tướng trong quân) cờ nào đội ấy uy nghi chỉnh tề. Đồng thời có một người tổng loa truyền lệnh chấp lệnh của loa truyền là bộ nhạc chiêng trống được thể hiện bằng hiệu lệnh.

3.jpg
Nhân dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình

Hội kéo chữ không đơn điệu mà nó rất giàu tính tổ chức và tính nghệ thuật. Vì số người tham gia trên nền hội khá đông mà sự chỉ huy, điều khiển lại hoàn toàn bằng hiệu lệnh (chiêng, trống). Do đó từ tổng cờ, cờ sai đến quân hội đều phải có tính tự giác cao, tinh thần chấp lệnh nghiêm bản hội mới hoàn chỉnh được.

Mặt khác, ngoài 16 tổng cờ và 8 cờ sai còn tùy thuộc vào sự lớn nhỏ của sân hội mà có thể tiếp thu (bố trí) 200-300 người hoặc hàng ngàn người đủ các tầng lớp trai, gái, trẻ, già đều có thể tham gia quân hội. Đồng thời xuất phát từ tính dân tộc và tính đại chúng của hội mà trang trí được nhiều màu tạo nên nền hội rực rỡ như một vườn hoa trăm sắc.

THÚC THẬP

Thúc là bón (có nghĩa là vào) thập là thập quân, một đơn vị tính quân số trước đây. Như vậy, thúc thập là chạy vào để điểm quân số. Người chỉ huy chỉ cần điểm số người trong một thập là biết số quân trong tám thập. Đó là cách điểm binh trong nền nghệ thuật quân sự thời xưa.

Chiêng trống khua vang cờ phấp phới

Tiền quân vi hậu, hậu vi tiền

Trung quân đóng giữ nguyên tả hữu

Hai hàng cờ tướng thẳng đường biên

Hình thành thúc thập điểm binh

Tám hàng quân đứng uy linh tinh kỳ

BÁT MÔN ( 8 CỬA)

Sau khi điểm binh xong, tướng sỹ tiến hành bày và học trận pháp, còn gọi là phép dùng binh.

Bát môn (8 cửa trận) một thế trận trong binh pháp thời cổ gọi là bát trận đồ. Bố trí quân tướng thành 2 phòng tuyến: Tiền quân và hậu quân đóng thành ngoại (4 cửa trận mở ra ở 4 mặt thành). Trung quân đóng thành nội (4 cửa trận mở ra ở 4 góc thành).

Điểm binh xong đã sẵn sàng

Nghe loa truyền lệnh vội vàng ruổi sao

Ba quân gươm khí ào ào

Đạo ra thành ngoại đạo vào thành trong

Bát môn tám cửa dựng xong

Trận đồ bát quái cũng trong thế này

Hoặc : Toàn quân nghe tiếng trồng dồn

Lệnh truyền trận thế bát môn chạy vào

Ba quân trỏ ngọn cờ đào

Bày binh bố trận biết bao oai hùng

Tướng quân đội ngũ điệp trùng

Một lòng quyết giữ núi rừng Việt Nam

KÉO CHỮ

Kéo chữ là tượng trưng cho việc dẫn quân đi đánh dẹp. Sau khi mộ quân về tụ hội rồi điểm binh, rèn luyện quân sỹ và học trận pháp xong.

Lúc này cờ rong trống mở, tiền hô hậu ứng, khí thế ba quân rầm rộ lên đường đi đánh dẹp.

Điểm bình rèn luyện tinh thông

Trống reo cờ mở rộn lòng ba quân

Sẵn sàng gươm giáo tuốt trần

Trống chiêng dậy đát loa ngân vang đường

Tài trai sinh tử chiến trường

Mũi tên hòn đạn coi thường hiểm nguy

Nằm gai nếm mật xá chi

Quyết đem gan góc đền nghì nước non

Kéo xong một chữ cùng có nghĩa là đánh xong một trận, hoặc đã tiêu diệt được một cứ điểm của đối phương rồi lại thu quân về khung môn (về vị trí tập kết). Kéo xong các chữ tức là thế lực giặc đã được dẹp tan lúc này chia quân đóng đồn giữ đất.

BỔ ĐỒN

Bổ 4 đồn đóng 4 góc tạo thế ỷ dốc liên hoàn, chi viện cứu ứng lẫn nhau, bộ tổng chỉ huy ở khu trung tâm được bảo vệ. Các đồn đều có lính gác, chiêng trồng tù và tuần tra canh gác bảo vệ vững chắc

VÀO ỐC

Lúc này thể hiện sự hân hoan vui mừng phấn khởi khi ngọn lửa chiến tranh đã được dập tắt, nền hòa bình được lặp lại. Trên dưới một lòng, vua tôi nhất trí, quân dân kết thành một mối thống nhất trăm họ muôn phương thu về một mối

Kết thúc bản hội!

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
    Tối 21/11 tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City (72A Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024. Các đại biểu và đông đảo người dân, du khách đã tham quan, mua sắm và thưởng thức các đặc sản cả nước quy tụ về Thủ đô Hà Nội.
  • Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khoẻ
    Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) và Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus (CarePlus) vừa ký kết thỏa thuận triển khai chương trình hợp tác chiến lược nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tầm soát tốt nhất trên toàn hệ thống của CarePlus tới các khách hàng của Prudential.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo Lễ hội kéo chữ làng Phụng Công, tỉnh Thái Bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO