Chương trình “Tết nhân ái” sẽ được tổ chức ngày 30/12 tại Gia Lâm

Phương Anh| 28/12/2022 15:58

Ngày 27/12, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết phong trào “Tết Nhân ái” Xuân Quý Mão 2023 do các cấp Hội triển khai nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà hảo tâm.

Từ nguồn lực hỗ trợ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Tuyên Quang, Kiên Giang, Bình Phước, Lâm Đồng) sẽ tổ chức điểm hoạt động này.

Dự kiến "Tết Nhân ái" Xuân Quý Mão 2023 gồm chuỗi các hoạt động tặng quà, hội chợ, vui tết, hướng đến mục tiêu giúp ít nhất 15.000 người hưởng lợi.

Tại Hà Nội, chương trình “Tết Nhân ái” được tổ chức vào ngày 30/12/2022 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Cổ Bi, xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm). Nhân dịp này, các địa phương khác trên địa bàn Hà Nội cũng tổ chức những “phiên chợ nhân đạo”, “gian hàng 0 đồng”, qua đó dành tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn những suất quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến, xuân về.

Bài liên quan
  • Huyện Mê Linh: Trao quà giúp đỡ người nghèo bị ảnh hưởng dịch Covid-19
    Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn. Tại huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, nhằm góp phần giúp đỡ người dân đang gặp khó khăn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mê Linh đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Công an huyện Mê Linh, Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn trên địa bàn cùng các mạnh thường quân chung tay giúp đỡ người nghèo.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Chùa Hương 2025: Nâng cấp thành điểm đến du lịch văn hóa, truyền thống Việt
    Sáng 20/1 (tức ngày 21 tháng Chạp), UBND huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Du lịch chùa Hương 2025 và công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố.
  • Hiện thực khát vọng phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
    Trải qua 40 năm Đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, có ý nghĩa lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, Thủ đô cùng cả nước đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030). Hà Nội có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý hiện thực hóa mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Bám sát phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội”, “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, Thủ đô đã và đang cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Phong tục Tết qua một số ghi chép, văn thơ cổ
    Trong bản thảo “Nguồn gốc Tết Nguyên Đán ở Việt Nam” hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, học giả Trần Văn Giáp (1902 - 1973) cho rằng, người Việt ăn Tết Nguyên đán từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
  • [Podcast] Chè kho Đại đồng – Món ăn dân dã đậm nét hồn quê Việt
    Chè kho là một món ngọt phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiều nơi đều làm chè kho, nhưng chè kho Đại Đồng nổi tiếng hơn cả, nhờ vào chất lượng đặc biệt và truyền thống lâu đời. Món bánh đặc sản này không chỉ xuất hiện vào những dịp lễ, Tết hay trong nhà hàng mà còn được vinh dự xuất hiện trong tiệc trà của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
  • Từ ước mơ ươm những mầm xanh …
    "Gieo một hạt mầm nhỏ/ Được cây đời mãi xanh/ Sân trường vương đầy nắng/ Tuổi nghề cũng mãi xanh". Đó là những câu thơ mà tôi đã viết tặng cho chị - cô giáo Trần Thuý Liên, giáo viên Tổ 4 của trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình – nơi tôi và chị đang công tác.
Đừng bỏ lỡ
Chương trình “Tết nhân ái” sẽ được tổ chức ngày 30/12 tại Gia Lâm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO