Phong trào chữ thập đỏ trong trường học: Cần thiết, hữu ích

Minh Ngọc/HNM| 22/10/2018 14:05

Gây dựng, phát triển các chương trình, hoạt động chữ thập đỏ trong trường học là cần thiết và hữu ích. Bởi vậy, phong trào này rất cần được quan tâm nhân rộng.

Phong trào chữ thập đỏ trong trường học: Cần thiết, hữu ích
Học sinh Trường Tiểu học Thành Công (quận Ba Đình) “mổ” lợn tiết kiệm ủng hộ hoạt động chữ thập đỏ.

Lan tỏa lối sống đẹp

Đã trở thành nền nếp, vào những giờ sinh hoạt tập thể, Trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) thường phổ biến, giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của các chương trình, hoạt động thanh, thiếu niên chữ thập đỏ để học sinh biết và tham gia. 

Trang tin, bảng tin của nhà trường cũng dành diện tích và thời lượng không nhỏ giới thiệu về những chương trình nhân đạo, từ thiện. Hiểu rõ ý nghĩa việc tham gia hoạt động thiện nguyện, học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Tân hào hứng tham gia, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ.

Bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Tân cho biết, từ các nguồn ủng hộ tự nguyện, nhà trường hỗ trợ tiền học buổi thứ hai trong ngày, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh con gia đình đối tượng chính sách; hỏi thăm, hỗ trợ kinh phí học sinh không may bị ốm đau, tai nạn… 

Tổng kinh phí Trường Tiểu học Nghĩa Tân chuyển đến những địa chỉ nhân đạo khoảng hơn 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, nhà trường đã ủng hộ nhiều quần áo, chăn ấm và những đồ dùng học tập thiết yếu cho học sinh nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc; tặng 10 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo ở huyện Ứng Hòa...

Tương tự, nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”... Việc gây quỹ được các trường triển khai bằng nhiều hình thức như đặt hòm nhân đạo dưới cờ, phát động phong trào “Nuôi lợn nhựa”, “Áo ấm mùa đông”, “Quỹ Mùa xuân”, “Vé số học tập”… 

Đến thời điểm này, hoạt động chữ thập đỏ được “nhân cấy” ở 2.012 trường học trên địa bàn TP Hà Nội với mạng lưới hội viên, tình nguyện viên lên tới gần 627.000 người đã, đang góp phần nhân rộng, lan tỏa lối sống đẹp. “Phát triển phong trào chữ thập đỏ trong trường học là cách giáo dục thế hệ trẻ phát triển theo hướng toàn diện, tạo điều kiện cho các em cơ hội biết sẻ chia, biết yêu thương”, bà Lê Thị Thanh Tâm, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Sỹ Trường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội cho hay, riêng năm học 2017-2018, hội và chi hội chữ thập đỏ các trường học tổ chức giúp đỡ gần 47.000 lượt giáo viên, nhân viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; cứu trợ ngoài trường học cho hơn 50.000 lượt người. Tổng trị giá hoạt động cứu trợ nhân đạo đạt hơn 82 tỷ đồng, tăng gần 10 tỷ đồng so với năm học trước.

Ngoài ra, các hội, chi hội chữ thập đỏ trường học tuyên truyền, hướng dẫn học sinh chủ động vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, vệ sinh phòng, chống dịch bệnh theo mùa. Đội viên, thanh, thiếu niên chữ thập đỏ được trang bị kiến thức, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu ban đầu để có thể ứng phó kịp thời khi có tai nạn xảy ra…

Nâng cao chất lượng hoạt động

Hiệu quả của công tác chữ thập đỏ trong trường học đã được khẳng định. Tuy nhiên, toàn TP Hà Nội hiện mới có 122 trường học bậc trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học công lập quan tâm hoạt động này trong nhà trường; các trường khối dân lập tham gia mới đếm trên đầu ngón tay. 

Để khắc phục tình trạng này, ông Nguyễn Sỹ Trường đề nghị các cơ quan, đơn vị chức năng quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo những trường chưa có chi hội chữ thập đỏ tập trung xây dựng, củng cố tổ chức hội; tích cực tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam mở các lớp tập huấn cho thanh, thiếu niên, tình nguyện viên chữ thập đỏ; cung cấp tài liệu tuyên truyền về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học…

Cùng với phát triển mạng lưới, việc nâng cao chất lượng hoạt động chữ thập đỏ tại các nhà trường cũng cần được quan tâm. Chia sẻ kinh nghiệm, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Thượng (quận Tây Hồ) cho biết, khi triển khai các chương trình, hoạt động chữ thập đỏ, nhà trường nên vận động cả học sinh và phụ huynh tham gia. Phụ huynh hiểu rõ việc làm của con em mình, chính họ sẽ giải thích, định hướng cho con em trở thành những thanh, thiếu niên chữ thập đỏ nhiệt huyết. Quan trọng hơn, nguồn quỹ ủng hộ phải được sử dụng công khai, minh bạch, hỗ trợ đúng đối tượng.

Khơi dậy ý thức tự nguyện làm việc thiện của giới trẻ, Trường THPT Tô Hiệu (huyện Thường Tín) kết nạp học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên vào hội chữ thập đỏ của trường; đồng thời thành lập chi hội chữ thập đỏ tại lớp học, mỗi lớp 1 chi hội do lớp trưởng là chi hội trưởng, bí thư chi đoàn là chi hội phó. 

Hội và mạng lưới Chi hội Chữ thập đỏ Trường THPT Tô Hiệu thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục lòng nhân ái; hưởng ứng, tham gia các chương trình nhân đạo; thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe học đường. "Nhờ thực hiện tốt công tác chữ thập đỏ trường học, kết quả học tập, đạo đức của học sinh chuyển biến tích cực theo từng năm”, ông Phạm Thế Hà, Phó Bí thư Đoàn Trường THPT Tô Hiệu cho hay. 

Hoạt động chữ thập đỏ trong trường học không chỉ là cầu nối những tấm lòng thiện nguyện với hoàn cảnh khó khăn, mà còn là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; xây dựng nếp sống đẹp, lối ứng xử văn minh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, diễn ra buổi sơ duyệt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm. Vở chèo đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ. Buổi công diễn chính thức sẽ diễn ra vào ngày 24/5 tới đây.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phong trào chữ thập đỏ trong trường học: Cần thiết, hữu ích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO