Sự kiện & Bình luận

Tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo về thông tin

Hải Truyền 19:12 15/11/2023

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

c-hang(1).jpg
Bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự và phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết, ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Thông tin và Truyền thông được giao thực hiện dự án giám nghèo về thông tin.

Trong chương trình này, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ thực hiện dự án về triển khai dự án giảm nghèo về thông tin với mục tiêu cụ thể là nâng cao năng lực truyền thông, nâng cao kỹ năng viết bài cho phóng viên, biên tập viên trong công tác truyền thông, các nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội nhất là tới các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… tới những người dân sinh sống trên các địa bàn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc đã trình bày 2 chuyên đề: Một số chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025; chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, miền núi.

z4883154219211_35f5d176947879654445c87fd40407ff.jpg
Ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc đã trình bày 2 nội dung tại Hội nghị.

Mở đầu phần trình bày của mình, ông Thắng cho biết, trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020 đã đưa thông tin là một trong 5 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều bao gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin. Giai đoạn 2021 - 2025 đưa thêm một dịch vụ xã hội cơ bản là việc làm vào trong chuẩn nghèo đa chiều.

Với kinh nghiêm nhiều năm gắn bó mật thiết với đồng bào các dân tộc miền núi, am hiểu từ tập quán, văn hóa đến cả tâm tư của đồng bào ông Thắng nhấn mạnh: Để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận thông tin giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh tuyên truyền thì công tác truyền thông chính sách cần đặc biệt được quan tâm, ông mong muốn các cơ quan báo chí đồng hành cùng Ủy ban Dân tộc thì các chỉ tiêu được đưa ra trong chương trình mục tiêu quốc gia sẽ đạt được kết quả như mong đợi.

Theo đó, nội dung tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sống trên địa bàn các xã có tỉ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.

Nội dung thứ 3 là: Kỹ năng viết bài, thông tin tuyên truyền về vùng đồng bào dân tộc, miền núi do TS. Nguyễn Quang Hòa, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền; nguyên tổng biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô trình bày.

Là một nhà báo đã có nhiều năm tác nghệp tại các vùng đồng bào dân tộc, miền núi TS. Nguyễn Quang Hòa đã có những chia sẻ quý báu dành cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn báo chí tham dự. Trong đó, việc am hiểu văn hóa của đồng bào là đặc biệt cần thiết.

Thông qua Hội nghị TS. Nguyễn Quang Hòa cũng mong muốn đội ngũ những người làm báo sẽ phát huy vai trò và thế mạnh của mình để đồng hành cùng với các cơ quan của Đảng và Nhà nước đến với các vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Cái đích của công tác dân tộc và miền núi không chỉ có chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững về thông tin hay các dịch vụ xã hội cơ bản khác mà còn góp phần rút ngắn mọi khoảng cách giữa thành thị với các vùng đồng bào đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta".

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đại hội Chi bộ 5 xã Hồng Kỳ nhiệm kỳ 2025 -2027
    Ngày 14/12, Chi bộ 5, xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027 đã thành công tốt đẹp.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo về thông tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO