Tận dụng nguồn lực cho nông thôn mới nâng cao

HNM| 26/03/2022 22:13

Được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, từ tiền đề đó, Thường Tín đang huy động tiềm năng, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, nỗ lực hoàn thiện từng tiêu chí để cán đích huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2025. Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh.

Tận dụng nguồn lực cho nông thôn mới nâng cao
Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, tạo nguồn lực phát huy kinh tế làng nghề, nông thôn.

- Thường Tín đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận trong xây dựng nông thôn mới, ông có thể chia sẻ với bạn đọc Hànộimới?

- Được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, Thường Tín đề ra mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao của Thủ đô vào năm 2025. Nhìn lại chặng đường vừa qua có thể nhận định: Huyện Thường Tín đã đạt nhiều kết quả tích cực trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống người dân được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện; hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương, thủy lợi phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn trong phòng, chống lũ, tiêu thoát nước; hệ thống đường trục xã, liên xã, liên thôn, xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100%; hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, không còn phòng học tạm, phòng học cấp 4 dột nát. Đến nay, huyện đã có 79/89 trường đạt chuẩn quốc gia.

Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Nhiều làng nghề truyền thống được mở rộng và phát triển, tạo thêm việc làm; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân đạt 58 triệu đồng/người/năm. Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường đã chuyển biến rõ rệt, người dân tích cực hưởng ứng các phong trào xây dựng cảnh quan làng quê xanh - sạch - đẹp. Những con đường rợp sắc hoa đã góp phần thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn...

- Những kết quả nêu trên là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, việc xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao còn nhiều thách thức, vậy khó khăn chính là gì, thưa ông?

- Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, song Thường Tín cũng thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, hạn chế, tồn tại chủ yếu là: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường. Việc xử lý ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ còn gặp nhiều khó khăn... Mặt khác, quy mô sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ lẻ, cơ giới hóa chưa đồng bộ, chưa khai thác được tiềm năng lợi thế, hiệu quả kinh tế chưa cao… do việc đầu tư kinh phí cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế…

- Vậy, huyện Thường Tín sẽ triển khai giải pháp nào để khắc phục khó khăn, hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, thưa ông?

- Năm 2022, huyện Thường Tín phấn đấu đưa các xã: Chương Dương, Quất Động, Thắng Lợi, Văn Phú về đích nông thôn mới nâng cao và xã Văn Bình đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. Cùng với đó, huyện tập trung các giải pháp phát huy thế mạnh kinh tế làng nghề, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân; phấn đấu thu nhập bình quân đạt trên 60 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt trên 65%; tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch đạt 100%; tỷ lệ rác thải, chất thải được thu gom vận chuyển trong ngày đạt 100%...

Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, đầu tư cho các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó, tập trung xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi trong sản xuất nông nghiệp, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thúc đẩy mạnh mẽ việc liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình phù hợp yêu cầu điều kiện cụ thể.

Mặt khác, huyện Thường Tín tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới. Huyện huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên nguồn lực để phát triển sản xuất. Huyện phân công thành viên Ban Chỉ đạo căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho các xã trong quá trình triển khai thực hiện. Các xã xây dựng kế hoạch có lộ trình cụ thể và phân công nhiệm vụ, rõ trách nhiệm mỗi thành viên theo từng lĩnh vực tiêu chí, từng thôn, cụm dân cư để hoàn thành mục tiêu nông thôn mới nâng cao.

Bên cạnh đó, huyện Thường Tín tiếp tục phát huy tối đa nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; phát triển du lịch nông thôn tạo sinh kế, tăng thêm thu nhập cho người dân. Huyện cũng tiếp tục tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) để các sản phẩm OCOP của Thường Tín có thương hiệu uy tín trên thị trường...

- Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Hà Nội: Danh sách 206 điểm đại lý dịch vụ công trực tuyến tại PGD BIDV
    Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 570/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt danh sách các chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân đóng góp cho Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp Văn hóa
    Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành nghị quyết riêng về phát triển công nghiệp văn hóa. Để phát triển CNVH trong giai đoạn mới, Hà Nội đã xây dựng dự thảo Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô), Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn nội dung Dự thảo.
  • GRDP Thủ đô Hà Nội tăng cao nhất trong 5 năm gần đây
    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa công bố, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây. Điều này tạo đà cho Hà Nội sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu của Thành phố và của Chính phủ giao.
  • Thành tựu bước đầu quan trọng trong triển khai Nghị quyết 09 gắn với việc thực hiện Thành phố Sáng tạo, động lực phát triển cho Thủ đô Hà Nội
    Nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa, con người Hà Nội theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong tình hình mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”) đã tham mưu trình Thành ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2023 về “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết 09).
  • Hà Nội tiếp tục khẳng định đi đầu về số lượng sản phẩm OCOP
    Thành phố Hà Nội tiếp tục khẳng định là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai, xây dựng và phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đánh giá, phân hạng được 3.315 sản phẩm OCOP.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân đóng góp cho Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp Văn hóa
    Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành nghị quyết riêng về phát triển công nghiệp văn hóa. Để phát triển CNVH trong giai đoạn mới, Hà Nội đã xây dựng dự thảo Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô), Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn nội dung Dự thảo.
  • Shophouse Danko Riverside: Lựa chọn thông minh đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của Bắc Giang
    Giữa bức tranh thị trường bất động sản Bắc Giang đang tăng trưởng mạnh mẽ, Danko Riverside nổi lên như một điểm sáng, không chỉ “đánh thức” tiềm năng vốn có của vùng đất này mà còn tạo ra một làn sóng đầu tư mới đầy hứa hẹn. Đặc biệt, dòng sản phẩm shophouse tại dự án đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư, được ví như “gà đẻ trứng vàng” nhờ tiềm năng sinh lời bền vững và ổn định.
  • Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
    Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Tận dụng nguồn lực cho nông thôn mới nâng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO