Tài tử 'Câu chuyện Lọ Lem' nhảy lầu tự sát ở tuổi 34

Zingnews| 04/11/2017 14:38

Nam diễn viên Brad Bufanda nhảy lầu tự vào rạng sáng ngày 1/11. Khi qua đời, anh để lại thư tuyệt mệnh gửi cha mẹ.

Tài tử 'Câu chuyện Lọ Lem' nhảy lầu tự sát ở tuổi 34 - ảnh 1Photo: ..

Daily Mail đưa tin nam diễn viên Brad Bufanda qua đời ở tuổi 34 hôm 1/11. Anh tự sát bằng cách nhảy lầu từ tầng cao tòa nhà tại Los Angeles (Mỹ). Khoảng 1h sáng ngày 1/11, một người vô gia cư đã phát hiện ra Brad Bufanda trong tình trạng tắt thở, người đầy vết máu trên vỉa hè.

Khi qua đời, Brad Bufanda để lại dòng tin nhắn viết trên giấy gửi đến gia đình. Trong di thư, nam diễn viên ghi tên cha mẹ và liên tục nói lời cảm ơn những người quan trọng trong cuộc sống.

"Chúng tôi rất đau buồn và sốc bởi sự ra đi đột ngột của Brad Bufanda. Anh ấy là diễn viên trẻ tài năng, một chàng trai tuyệt vời luôn biết quan tâm đến người khác”, công ty quản lý tài tử 34 tuổi chia sẻ sau nỗi mất mát.

Theo công ty, trước khi qua đời, Brad Bufanda đã hoàn thành hai dự án phim điện ảnh. “Chúng tôi không thể hiểu tại sao cậu ấy lại hành động như vậy. Đây là giai đoạn thực sự khó khăn với những người thân của Brad Bufanda”, quản lý anh nói thêm.

Nguyên nhân vụ tự tử đang được cảnh sát điều tra làm rõ. Nhưng theo phỏng đoán từ Daily Mail, cái chết của nam diễn viên có thể liên quan đến việc sự nghiệp xuống dốc cùng vấn đề sức khỏe.

Năm 2012, anh từng chia sẻ hình ảnh gầy gò đến lộ xương sườn. “Và tôi sẽ gầy gò hơn nữa, tôi muốn diễn vai một bệnh nhân ung thư hoặc những vai diễn tương tự”, anh kể.

Sinh năm 1983, Brad được chú ý nhờ Câu chuyện Lọ Lem (đóng cùng Hillary Duff), vai Felix Toombs trong hai phần đầu Veronica Mars (bạn diễn Kristen Bell). Ngoài ra, anh còn góp mặt trong Roseanne, CSI: Miami, Malcolm in the Middle, Boston Public.

(0) Bình luận
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tài tử 'Câu chuyện Lọ Lem' nhảy lầu tự sát ở tuổi 34
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO