Tại sao bán trái cây nhập khẩu giá rẻ gần một nửa so với thị trường, Bách hóa Xanh vẫn có lời?

(Khám Phá)| 03/09/2019 09:43

Theo lẽ thông thường, hàng rẻ không thể ngon được, thế nhưng Bách hóa Xanh lại tạo ra được nghịch lý “hàng ngon, giá hời” khiến hàng triệu khách hàng mua sắm tại đây bán tín bán nghi dù chất lượng sau khi ăn thử quá ổn.

Muôn nẻo trái cây ngoại, muôn loại giá

Khi đời sống của người dân đi lên, nhu cầu cho các sản phẩm trái cây ngoại nhập cũng tăng theo. Chính vì thế, không khó để thấy các nơi bán trái cây nhập khẩu mọc lên “như nấm sau mưa”, kèm theo đó cũng là muôn hình vạn trạng các mức giá cao xứng tầm với tên gọi. Ngay cả tại các hệ thống siêu thị lớn, trái cây nhập khẩu cũng là mặt hàng được coi là xa xỉ bởi mức giá cao hơn nhiều so với mặt bằng. 

Thông thường, để ăn táo New Zealand các chị em nội trợ phải bỏ ra đến khoảng 80.000 đồng/kg - 110.000 đồng/kg tùy nơi bán, Lê Nam Phi từ 99.000 - 120.000 đồng/kg, nho không hạt từ 169.000 - 195.000 đồng/kg.

Thật khó tin nếu BHX bán giá rẻ gần một nửa so với thị trường nhưng vẫn có lời và chất lượng vẫn đảm bảo.

Tại sao bán trái cây nhập khẩu giá rẻ gần một nửa so với thị trường, Bách hóa Xanh vẫn có lời? - 1

Trái cây nhập khẩu tại Bách hóa Xanh luôn dẫn đầu về độ tươi ngon

Cách làm khác biệt

Lý giải nghi vấn này, chị Ngọc Thương, Giám đốc Mua hàng của Bách hóa Xanh phân tích: “Thông thường, trái cây nhập khẩu trước khi đến tay người tiêu dùng qua nhiều trung gian: công ty nhập khẩu, thương lái, tiểu thương ở chợ hoặc nhà bán lẻ. Người tiêu dùng là điểm dừng cuối cùng nên giá thành bị đội lên nhiều trong khi độ tươi lại giảm, tùy thuộc thời gian “ghim hàng” ở các trạm trung gian.”

“Chúng tôi có trách nhiệm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng với giá hợp lý nhất bằng cách rút ngắn đường đi của các sản phẩm nhập khẩu về tới siêu thị”, đại diện Bách hóa Xanh cho biết. Và thế là, trái cây từ những trang trại danh tiếng như lê Nam Phi, táo New Zealand, cam Ai Cập, nho Úc… được đội ngũ mua hàng của nhà bán lẻ tới tận nơi, thương thảo trực tiếp và nhập về cho lên kệ chỉ trong vòng 30 ngày với giá “miễn lăn tăn”. 

Với cách mua bán chưa từng có tiền lệ này, Bách hóa Xanh có thể mang đến cho khách hàng mức giá ngang bằng với trái cây nội, đem đến nhiều lựa chọn hơn về hàng hóa cho người mua. “Vào Sài Gòn công tác, tôi bất ngờ khi táo ở Bách hóa Xanh bán chưa tới 50 nghìn/kg, một mức giá tìm đỏ mắt cũng không thể có ở Hà Nội”, một khách hàng kể lại.

Câu chuyện hàng nhập khẩu tận gốc, chất lượng cao và giá “như hàng nội” không dừng lại ở trái cây, Bách hóa Xanh còn “cưa đổ” các bà nội trợ với những sản phẩm nhập khác như cá biển, bánh kẹo Malaysia và gần đây nhất là sườn non từ Đức và sữa từ Pháp... Tính tới tháng 7/2019, mỗi tháng Bách hóa Xanh nhập khẩu 80-100 containers hàng hoá các loại, khiến nhóm hàng nhập khẩu đóng góp khoảng 5% trong doanh thu chuỗi.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Danh sách Bí thư, Chủ tịch 126 xã, phường Hà Nội
    Sáng 30/6, Hà Nội công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
  • Cơ hội trải nghiệm văn hóa truyền thống tại “Ngôi nhà chung”
    Từ ngày 1 đến 31/7/2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề “Về làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống”. Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đồng bào đến từ 16 dân tộc, nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho thiếu nhi, đồng thời giới thiệu những giá trị đặc sắc trong đời sống văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • Khán giả Hà Nội chuẩn bị được thưởng thức kịch rối truyền thống Bunraku Nhật Bản
    Ra đời từ đầu thế kỷ 17 và phát triển rực rỡ trong thời kỳ Edo, Bunraku không chỉ là di sản văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Tại sao bán trái cây nhập khẩu giá rẻ gần một nửa so với thị trường, Bách hóa Xanh vẫn có lời?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO