Sớm xây dựng quy chế quản lý toàn diện biệt thự Pháp cổ

kinhtedothi| 22/04/2022 10:05

Biệt thự Pháp cổ trên địa bàn Hà Nội sau hàng trăm năm tồn tại đã, đang bị thời gian và việc sử dụng không có bảo trì, sửa chữa khiến xuống cấp nghiêm trọng.

Do đó, việc cấp thiết hiện nay là TP Hà Nội cần thực hiện ngay các giải pháp để giữ gìn, bảo tồn quỹ kiến trúc rất có giá trị của Thủ đô.

Hà Nội được bán biệt thự cổ ra sao?

Về công tác quản lý biệt thự Pháp cổ trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh cho biết, tháng 9/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 189/NĐ-TTg về việc cho phép TP Hà Nội bán biệt thự cổ thuộc sở hữu Nhà nước. Thực hiện Nghị định của Chính phủ, tháng 12/1998, TP Hà Nội ban hành Quyết định số 70/QĐ-UBND quy định việc bán biệt thự cổ thuộc sở hữu Nhà nước.

Đến ngày 20/8/2007, Chính phủ ban hành Nghị quyết 48 yêu cầu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dừng việc bán biệt thự cổ, đồng thời phải xây dựng Đề án về quản lý biệt thự cổ trên địa bàn.

Ngày 10/12/2008, TP Hà Nội trình HĐND TP ban hành Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ban hành Đề án quản lý quỹ nhà biệt thự cổ trên địa bàn TP Hà Nội. Toàn bộ đề án này đã được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng thông qua.

Nhiều công trình biệt thự kiến trúc Pháp cổ trên địa bàn Hà Nội đã bị xuống cấp. Ảnh: Doãn Thành
Nhiều công trình biệt thự kiến trúc Pháp cổ trên địa bàn Hà Nội đã bị xuống cấp.  Ảnh: Doãn Thành

Theo đề án, Hà Nội có tổng số 970 ngôi biệt thự cổ trên địa bàn TP được quản lý. Trong số này, TP Hà Nội đã phân ra danh mục các ngôi được bán và không được bán, gồm có 207 ngôi không được phép bán, 599 căn đang bán dở dang được tiếp tục bán và 164 biệt thự đã bán trọn biển số nhà.

Về danh mục biệt thự được bán, TP Hà Nội đã rà soát bổ sung thêm 1 biệt thự tại khu tập thể Vĩnh Hồ, đưa tổng sổ biệt thự được phép bán là 600 ngôi.

Lãnh đạo Sở Xây dựng cho hay, đối chiếu với hồ sơ quản lý của Công ty quản lý nhà TP và Sở Xây dựng đang nắm giữ 600 biệt thự được phép bán thuộc dạng đan xen sở hữu, gồm 5.686 hộ ký hợp đồng thuê. Đến nay, TP Hà Nội đã ký hợp đồng bán với 4.973 hộ, hiện còn 713 hộ, tương đương 713 hợp đồng chưa bán (563 hợp đồng ngôi chính, 150 hợp đồng ngôi phụ).

Về đối tượng bán, Phó Giám đốc Sở Xây dựng nêu rõ là những phần diện tích đã bố trí cho các hộ gia đình cán bộ công nhân viên chức được sử dụng phân phối nhà, cho thuê nhà có hợp đồng với Nhà nước, chứ không phải bán rộng rãi ra với tất cả đối tượng. Nguyên tắc bán theo trình tự hồ sơ đã được các văn bản pháp lý có liên quan quy định rõ.

Đối với giá bán các căn biệt thự này, lãnh đạo Sở Xây dựng khẳng định, TP Hà Nội tuân thủ theo đúng các quy định của Chính phủ về bảng giá đất và vị trí có nguyên tắc bán. Trên cơ sở đó, liên ngành chức năng của TP Hà Nội xem xét từng tiêu chí, từng nội dung để xác định giá bán chứ không căn cứ vào giá thị trường.

Vào ngày 19/4/2022, TP Hà Nội quyết định tạm dừng bán quỹ 600 căn biệt thự cổ để thực hiện rà soát tổng thể các nội dung có liên quan. Sau khi có kết quả rà soát, TP Hà Nội sẽ công bố thông tin, bao gồm cả vấn đề về việc quản lý quỹ nhà biệt thự còn trống, các biện pháp quản lý, bảo tồn…

Điều chỉnh quy định quản lý

Về việc quản lý danh mục bảo tồn và công tác quản lý biệt thự cổ trong thời gian hiện nay, Phó Giám đốc Sở  Xây dựng Mạc Đình Minh cho biết, theo rà soát của Hội đồng thẩm định và tổ công tác liên ngành TP, toàn bộ danh mục đang quản lý hiện là 1.216 biệt thự.

Trong đó, có 367 căn thuộc sở hữu nhà nước, 372 biệt thự đan xen sở hữu và 117 biệt thự có sở hữu thuộc một tư nhân. Số biệt thự phân theo nhóm gồm: 222 biệt thự thuộc nhóm 1, 356 biệt thự thuộc nhóm 2 và nhóm 3 là 638. Hiện, danh mục biệt thự này đang được UBND TP xem xét để ban hành trong thời gian sớm nhất.

Về công tác bảo tồn các ngôi biệt thự, năm 2013, TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 52/QĐ-UBND, trong đó quy định rất rõ quy cách cũng như cách thức bảo tồn những biệt thự nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3. “Thực hiện theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP, hiện nay, liên ngành đang tiếp tục rà soát để điều chỉnh Quyết định số 52/QĐ-UBND nhằm đưa công tác bảo tồn và quản lý biệt thự cổ đi vào nền nếp” – ông Mạc Đình Minh nêu.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nhiều ngôi biệt thự cổ thuộc diện sở hữu đan xen với đông hộ gia đình cùng sinh sống đã xuống cấp nặng nề, dẫn đến việc sửa chữa, cơi nới, xây thêm làm biến dạng diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt, có căn biệt thự tại phố Nguyễn Thái Học có đến 20 hộ gia đình sinh sống, cùng đó còn có cả diện tích thuộc sở hữu Nhà nước.

Liên quan đến vấn đề này, ông Mạc Đình Minh cho biết, tại Quyết định số 52/QĐ-UBND, TP đã quy định rõ, tất cả nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý (bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) đều không được tự ý phá dỡ. Đồng thời, TP Hà Nội đã quy định cụ thể các trường hợp biệt thự trong tình trạng nào được cải tạo, phá dỡ và cải tạo, xây dựng lại theo nguyên tắc nào.

“Trong thời gian tới, theo chỉ đạo của TP, các sở, ngành sẽ nghiên cứu để dựng quy chế quản lý một cách toàn diện hơn đối với hệ thống biệt thự cổ của Hà Nội nhằm bảo tồn, giữ gìn, tránh sự thất thoát lãng phí” – Phó Giám đốc Sở Xây dựng nhấn mạnh.

https://kinhtedothi.vn/som-xay-dung-quy-che-quan-ly-toan-dien-biet-thu-phap-co.html

(0) Bình luận
  • Yêu cầu siết chặt quản lý di tích trên cả nước
    Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận họp báo của Công ty Chị em rọt
    Liên quan tới sự việc chiều 14/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER) tổ chức gặp mặt cung cấp thông tin về những "lùm xùm" gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội cho biết đơn vị chưa cấp phép họp báo cho công ty này.
  • Ra mắt Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam
    Chiều 7/3/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam chính thức ra mắt. Trung tâm được thành lập bởi Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) với mục tiêu trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần giữ gìn và lan tỏa nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại.
  • Quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị).
  • Khơi thông chính sách để du lịch cộng đồng bứt phá
    Vừa qua, nhiều người dân kiến nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cần ban hành hoặc hướng dẫn cụ thể khung chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là về mức hỗ trợ cho người dân, giúp các địa phương có cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Luật Du lịch 2017 (Điều 19), như hỗ trợ về trang thiết bị ban đầu, xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng…
  • Hà Nội chuẩn bị ra “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”
    UBND TP Hà Nội vừa có Thông báo số 66/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà tại cuộc họp nghe báo cáo công tác quản lý nhà nước về di tích di sản và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
  • “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - Hành trình viễn tưởng và thông điệp nhân sinh
    “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - tiểu thuyết khoa học viễn tưởng độc đáo của PGS.TS, nhà văn Nguyễn Đình Gấm ra mắt độc giả từ tháng 9 năm 2024. Tác phẩm không chỉ mở ra một thế giới vũ trụ bao la mà còn chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh khát vọng khám phá và tương lai của nhân loại.
  • Nghệ An đề nghị công nhận Bia Ma Nhai là Bảo vật quốc gia
    Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An - cho biết sở đang tiến hành các thủ tục đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở huyện Con Cuông là bảo vật quốc gia.
  • Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Sáng nay ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia và Khai hội Chùa Tây Phương năm 2025 được huyện Thạch Thất tổ chức trong 3 ngày (từ ngày mùng 05 đến hết ngày 7 tháng 3 Âm lịch).
  • Đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre": Sự giao thoa độc đáo giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại
    Tối ngày 1/4/2025, đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre" đã chính thức khép lại chiến dịch truyền thông cùng tên tại Trường Đại học FPT TP.HCM. Sự kiện này là cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống thông qua ngôn ngữ Rap độc đáo, đồng thời mang đến một không gian giao thoa đầy màu sắc giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại.
  • Sắp ra mắt Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại đền Quán Thánh
    Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (quận Ba Đình) dự kiến chính thức vận hành, đón du khách vào tháng 8/2025.
  • NSƯT Xuân Hinh được tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen vì đóng góp cho văn hóa nghệ thuật Kinh Bắc
    Nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông vui vì MV Bắc Bling đạt hơn 100 triệu view trên YouTube. Ông tham gia vào MV để động viên lớp trẻ làm nghệ thuật với một tinh thần mới.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2025
    Đây là lần thứ 11 giải thưởng diễn ra, với Ban giám khảo gồm các các đại diện chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải ảnh cũng góp phần quảng bá thêm về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, đặc biệt các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Sớm xây dựng quy chế quản lý toàn diện biệt thự Pháp cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO