Sao Mai Sèn Hoàng Mỹ Lam ra mắt dự án âm nhạc ''Tây Bắc và em''

Hanoimoi| 11/07/2022 11:53

Chiều 10-7, quán quân Sao Mai 2017 Sèn Hoàng Mỹ Lam ra mắt dự án âm nhạc “Tây Bắc và em”, gồm các MV ca nhạc về quê hương đất nước, cùng nhiều hình ảnh đẹp được quay để quảng bá du lịch vùng Tây Bắc.

Sao Mai Sèn Hoàng Mỹ Lam ra mắt dự án âm nhạc ''Tây Bắc và em''
Sèn Hoàng Mỹ Lam tạo hình trong dự án âm nhạc mới "Tây Bắc và em".

Dự án “Tây Bắc và em” gồm 3 MV, là những bài hát mới được viết riêng cho giọng hát của Sèn Hoàng Mỹ Lam. Với MV đầu tiên có tên “Tây Bắc thả diều vào tranh” của nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn, nữ ca sĩ cùng ê-kíp đã tái hiện bức tranh vùng cao giàu cảm xúc và nên thơ. Vùng cao Tây Bắc đẹp như một bức tranh không chỉ thể hiện qua những giai điệu, ca từ âm nhạc mà còn được đạo diễn Mạnh Pirlo tái hiện bằng hình được quay kỳ công và nhiều màu sắc.

MV thứ 2 là ca khúc “Thanh xuân của ban mai” do nhạc sĩ Phạm Việt Tuân sáng tác và phối khí. Ca khúc mang âm hưởng dân gian trẻ trung với tiết tấu vui tươi. 

Sao Mai Sèn Hoàng Mỹ Lam ra mắt dự án âm nhạc ''Tây Bắc và em''
Hình ảnh trong MV.

MV thứ 3 với tên gọi “Có em luôn chờ anh”, là sáng tác của tác giả trẻ Phạm Hồng Nhung. Ca khúc viết về tình yêu lãng mạn và cách nhìn cuộc sống đầy lạc quan của những người trẻ. Điều đáng nói, MV được lên ý tưởng dàn dựng, quay, dựng bởi ê-kíp trẻ trung là Sèn Mỹ Đan Khanh, Công Thắng và Nguyễn Tiến Vĩ.

Nói về dự án âm nhạc gồm 3 MV với những mảng màu khác nhau của Tây Bắc, Sèn Hoàng Mỹ Lam chia sẻ, là người sinh ra và lớn lên ở vùng cao, Lam luôn mong muốn thực hiện những dự án âm nhạc về quê hương mình.

“Tôi muốn dòng nhạc dân gian được thể hiện với hơi thở đương đại qua những sáng tạo mới của người trẻ. Vì thế, trong dự án lần này, âm nhạc dân gian đã được phối hợp với nhạc rap. Bên cạnh đó, hình ảnh trong các MV đều được thực hiện tại những địa danh nổi tiếng ở Tây Bắc để góp phần quảng bá hình ảnh, cảnh đẹp vùng Tây Bắc”, nữ ca sĩ bày tỏ.

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sao Mai Sèn Hoàng Mỹ Lam ra mắt dự án âm nhạc ''Tây Bắc và em''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO