Thế giới điện ảnh

“Sáng đèn” rút khỏi đường đua phim Tết 2024: Nước đi sáng…suốt!

Trung Kiên 12/02/2024 09:59

Tối mùng 2 Tết Giáp Thìn (11/2), nhà sản xuất phim điện ảnh “Sáng đèn” bất ngờ thông báo chuyển lịch chiếu mới, đồng nghĩa “Sáng đèn” rút khỏi đường đua phim Tết 2024.

“Sáng đèn” là một trong 4 tác phẩm điện ảnh Việt chiếu rạp trên toàn quốc từ ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn, cùng với “Mai” (đạo diễn Trấn Thành), “Trà” (đạo diễn Lê Hoàng) và “Gặp lại chị bầu” (đạo diễn Nhất Trung). Phim điện ảnh “Sáng đèn” do Hoàng Tuấn Cường đạo diễn, được nhiều người chờ đón bởi phim quy tụ nhiều nghệ sĩ tên tuổi gồm NSND Hồng Vân, NSƯT Hữu Châu, NSƯT Lê Thiện, nghệ sĩ Chí Tâm, Cao Minh Đạt, Bạch Long, Kim Huyền…

sang-den2-1586.jpg.jpg
Sau ngày mùng 1 và mùng 2 Tết Giáp Thìn ra rạp, tối 11/2, nhà sản xuất phim điện ảnh “Sáng đèn” đã bất ngờ đưa ra thông báo về lịch chiếu mới.

Tuy nhiên, chỉ sau hai ngày ra rạp vào mùng 1 và mùng 2 Tết Giáp Thìn, tối 11/2, nhà sản xuất phim điện ảnh “Sáng đèn” đã bất ngờ đưa ra thông báo về lịch chiếu mới tác phẩm này. Dòng thông báo của nhà sản xuất “Sáng đèn” cho biết: “Với một tác phẩm được thực hiện vô cùng tâm huyết và chỉn chu, nguyện vọng của toàn thể ê-kíp đoàn phim mong muốn “Sáng đèn” sẽ có cơ hội đến được với đông đảo khán giả vào một thời điểm phát hành thích hợp hơn.

Do đó, chúng tôi quyết định thay đổi ngày khởi chiếu mới. Bộ phim sẽ trở lại với khán giả vào ngày 22/3. Xin được hẹn gặp lại quý bà con cô bác, khán giả ân nhân của gánh hát Viễn Phương?”. Như vậy, “Sáng đèn” của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường đã rút khỏi đường đua phim Tết Giáp Thìn, và sẽ trở lại với khán giả màn ảnh rộng vào 22/3/2024.

sang-den3.jpg
Cảnh trong phim “Sáng đèn”.

Có thể nói việc “Sáng đèn” rút khỏi đường đua phim Tết Việt ít nhiều gây tiếc nuối với công chúng, nhưng đây được xem là một quyết định hợp lý của ê-kíp sản xuất. Bởi thực tế cho thấy, ra rạp cùng thời điểm mùng 1 Tết Giáp Thìn nhưng “Mai” của Trấn Thành tiếp tục tạo nên “cơn sốt phòng vé”, đã và đang trên đà phá kỷ lục của “Bố già” và “Nhà bà Nữ” do chính Trấn Thành thực hiện. Bên cạnh đó, “Gặp lại chị bầu” của đạo diễn Nhất Trung cũng đang thừa thắng xông lên, qua 2 ngày chiếu rạp đã thu về hơn 20 tỷ đồng doanh thu và hứa hẹn nhiều sự khả quan cho những ngày tiếp theo.

Trong khi đó, theo thống kê từ trang Box Office Vietnam (Trang thống kê doanh thu phòng vé Việt độc lập), phim điện ảnh “Sáng đèn” sau 2 ngày ra rạp chỉ thu được hơn 675 triệu đồng, thấp nhất trong 4 phim Việt chiếu trên màn ảnh rộng từ ngày mùng 1 Tết. Với tốc độ doanh thu như vậy, nếu “Sáng đèn” không có hướng đi phù hợp, không lựa chọn thời điểm ra rạp lúc “địa lợi, nhân hòa” thì việc thua lỗ là điều khó tránh khỏi. Việc một bộ phim điện ảnh được đầu tư hàng chục tỷ đồng ra rạp dịp đầu năm mới, Tết cổ truyền nếu thất bại về doanh thu cũng được các nhà làm phim rất kiêng kỵ bởi hầu hết đều quan niệm “đầu xuôi thì đuôi mới lọt”.

sang-den2.jpg
Pano giới thiệu “Sáng đèn” ngoài các hệ thống rạp trước khi chiếu vào mùng 1 Tết Giáp Thìn.

Trở lại với nội dung “Sáng đèn”, phim lấy bối cảnh giữa thập niên 1990 khi nghệ thuật cải lương bắt đầu thoái trào. Đoàn hát Viễn Phương theo chân ông bầu (NSƯT Hữu Châu) đi khắp các tỉnh miền Tây để tìm khách. Dù nghèo khổ, họ vẫn rực lửa đam mê với nghề hát. Để rồi khi những biến cố liên tục ập đến, lần lượt những Vũ Lâm (Cao Minh Đạt), Kim Yến (Lê Phương), Cảnh Thanh (Bạch Công Khanh) hay Trúc Linh (Trúc Mây) buộc phải đưa ra những lựa chọn đau lòng.

Bộ phim không chỉ là sự hoài niệm cho những khán giả lớn tuổi mà còn tái hiện một cách rõ nét cho thế hệ người xem trẻ sau này biết đoàn cải lương đã từng hoạt động ra sao. Ngoài ông bầu chịu trách nhiệm thu chi, trả lương, ký hợp đồng, chọn điểm đến, quảng bá, họ còn có kép chính, kép phụ, má Hạnh (NSƯT Lê Thiện) là người lo ăn uống, kẻ chuẩn bị phục trang, thầy Cảnh Sơn (nghệ sĩ Chí Tâm) chuyên đánh đàn và dạy cho thế hệ diễn viên trẻ…

Nhiều phân cảnh hát cải lương được thực hiện khá công phu, bài bản hệt như một buổi diễn thật thụ với hậu kỳ, trang phục vô cùng chỉn chu. Điểm mạnh của “Sáng đèn” là yếu tố cảm xúc khi những biến cố ập đến với Viễn Phương. Một gánh hát nghèo liên tục đứng trước bờ vực đổ vỡ. Để rồi nhiều người phải đưa ra quyết định đau lòng, hy sinh đam mê của mình để cứu đoàn…

sangden-3.jpg
Điểm mạnh của “Sáng đèn” là yếu tố cảm xúc khi những biến cố ập đến với Viễn Phương.

Trong 4 phim Tết Việt ra rạp mùng 1 Tết Giáp Thìn, “Sáng đèn” không có ngôi sao lớn hay tên tuổi bảo chứng phòng vé nào, nội dung cũng không đậm tính giải trí hay yếu tố hiện đại. Đổi lại, câu chuyện gần gũi về một đoàn cải lương trong thời kỳ thoái trào mang đến rất nhiều cảm xúc với những người nghệ sĩ nghèo luôn hết mình vì nghệ thuật.

Những tác phẩm điện ảnh này cần ra rạp ở một thời điểm thích hợp để văn hóa truyền thống của dân tộc đến với đông đảo công chúng hơn!

Bài liên quan
  • Phim mùa Tết: "Mai" của Trấn Thành thu 26 tỷ đồng ngày đầu công chiếu
    Phim Mai khởi chiếu vào Mùng 1 Tết 2024. Ngày 28.11, Nhà sản xuất Trấn Thành Town và CJ HK Entertainment đã chính thức công bố dự án điện ảnh mới mang tên Mai. Tiếp nối thành công đi vào lịch sử phòng vé Việt của Nhà Bà Nữ trong mùa Tết 2023, Mai ấn định khởi chiếu vào Mùng 1 Tết 2024 - tức ngày 10.2.2024.
(0) Bình luận
  • Kết thúc tuần phim kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
  • Phim “Không thời gian” – khắc hoạ hình tượng Bộ đội Cụ Hồ thời chiến và thời bình
    “Không thời gian” là dự án phim đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), phản ánh chân thực hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời chiến và thời bình...
  • Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Tạo đà cho điện ảnh Việt sáng tạo và cất cánh
    Với nhiều chương trình phim, nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã in dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh quốc tế và Việt Nam, tạo nên bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt dành cho khán giả Thủ đô và khát vọng sáng tạo với nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế.
  • “Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử”
    Sáng ngày 9/11/2024, hội thảo “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học” đã diễn ra tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
  • Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng"
    Liên hoan phim hoạt hình "Dòng Khát Vọng" được diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện khởi động chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm hoạt hình Việt Nam (9/11/1959 - 9/11/2024). Chương trình thể hiện khát vọng mang nét họa bản địa đặc sắc của các nghệ sĩ Việt vươn ra thế giới.
  • Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
    “Thành phố Hà Nội vinh dự được đồng hành với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội năm 2024. Thành phố đã sẵn sàng mọi điều kiện góp phần vào thành công chung của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà khẳng định tại lễ khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) tối 7/11.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
“Sáng đèn” rút khỏi đường đua phim Tết 2024: Nước đi sáng…suốt!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO