Sắc màu Tây Tạng độc đáo của chùa Long Quang

Ngân Hà| 08/02/2023 11:02

Được xây dựng theo lối kiến trúc Kim Cương Thừa cùng bảng màu đa sắc như nhiều ngôi chùa truyền thống ở Nepal hay Tây Tạng, chùa Long Quang là nơi thu hút nhiều phật tử theo phái Mật Tông.

chualongquang4-1643509933.png
Cổng chùa Long Quang (chùa Vực) - Ảnh: VnExpress.

Chùa Long Quang tọa lạc trên đường Kim Giang vùng đất Thuộc Phủ Thường Tín – xã Quang Liệt (nay là xã Thanh Liệt), huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Chùa còn được gọi theo địa danh là chùa Vực. Chùa có tuổi đời hơn 600 năm, hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch.

chualongquang9-1643509945.png
Quang cảnh khang trang, độc đáo của chùa Long Quang - Ảnh: VnExpress.

Khi Pháp đánh chiếm xã Thanh Liệt vào tháng 3/1947, chùa cùng ngôi miếu Vực cổ kính bị phá để xây đồn, dựng bốt trong suốt 8 năm. Từ năm 1959 cho tới sau này, đất chùa lại thành nhà kho, sân phơi cho xã viên trong thôn.

Cho tới năm 2000, nhà chùa xây dựng lại Tam quan theo nền móng cũ và cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, phát tích của các bậc tiền nhân đã làm rạng rỡ vẻ vang non sông xứ sở như: Đô hồ Đại vương Phạm Tu, Tiên triết Chu Văn An, Thiền gia Pháp chủ sư Tổ Vĩnh Nghiêm. Năm 2011, ngôi tam bảo xuống cấp không đảm bảo an toàn để phục vụ tín ngưỡng cho bà con, Phật tử nên chùa được trùng tu để có được vẻ khang trang như ngày nay.

chualongquang1-1643509923.png
Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà tổ. Mùi đàn hương phảng phất, tạo nên không khí tĩnh mịch, uy nghiêm - Ảnh: VnExpress.

Với diện tích 7.000m2, khuôn viên rộng rãi, xây dựng theo kiến trúc mandala (vòng tròn, trung tâm của tinh túy, cốt lõi cuộc sống) để nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hòa bình, nhân dân được an lạc. Ngoài ra, đây cũng là không gian văn hóa giới thiệu và trưng bày rất nhiều các pháp khí Mật Tông.

Phía trên trần nhà của chùa được trang trí với các hoạ tiết tỉ mỉ, tinh xảo, đặc biệt là các vòng tròn mandala, biểu tượng quan trọng trong Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa.

chualongquang2-1643509926.png
Trần nhà được trang trí điển hình theo kiểu Kim cương thừa - Ảnh: VnExpress.

Nhìn từ khu vực bên ngoài đường Kim Giang, du khách có thê thấy năm sắc màu Phật giáo trắng - đỏ - lục - vàng - lam của những dây cờ Lungta trên nóc chùa bảo tháp Kim Cương Thừa phần phật uốn lượn theo chiều gió. Những lá cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là “ngựa gió”. Đây là biểu tượng cho sự chuyển hóa của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, có thể hiểu 5 màu sắc tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật.

chualongquang10-1643509947.png
Nét kiến trúc độc đáo của Bảo tháp Kim Cương Thừa giúp ngôi chùa trở nên độc nhất tại Hà Nội - Ảnh: VnExpress.

Nếu tin rằng đi chùa trong tháng Giêng để mang lộc may mắn về nhà, bạn nên làm một chuyến hành hương đầu xuân đến ngôi chùa này, để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp ở đây và cầu cho một năm nhiều may mắn.

Phái Mật Tông theo tiếng Phạn là "Mantra", nghĩa là những lời nói chân thật. Đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Cụ thể, chùa Long Quang theo pháp môn Mật Tông Kim Cường Thừa, phổ biến tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Sắc màu Tây Tạng độc đáo của chùa Long Quang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO